
-
Quảng Bình yêu cầu tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản
-
Long An: Huy động nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển nhà ở xã hội
-
Tập trung phát triển phân khúc đáp ứng nhu cầu thực
-
Khơi thông dòng vốn tín dụng, nhà ở xã hội kỳ vọng khởi sắc -
An Giang kêu gọi đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp -
Cần Thơ xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án bất động sản -
Thị trường bất động sản sớm phục hồi trong năm 2023
Thiếu hụt nhà vừa túi tiền
Rời quê hương Thừa Thiên - Huế vào TP.HCM lập nghiệp hơn 10 năm nay, anh Hồ Đắc Lợi, nhân viên lái xe của một hãng taxi lớn ở TP.HCM cho biết, thu nhập hiện tại mỗi tháng của anh từ 15 - 20 triệu đồng, vợ chuẩn bị sinh con nên anh đang gấp rút tìm hiểu một số căn hộ phân khúc bình dân có giá từ 1,5 - 2 tỷ đồng/căn ở vùng ven.
Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, anh vẫn chưa chọn được cho mình một nơi để an cư, vì có rất ít dự án có dưới 2 tỷ đồng/căn trên thị trường. Có một số ít dự án có căn hộ giá này, nhưng khi đọc tin rao bán gọi hỏi thì đã có người mua.
Câu chuyện của anh Lợi không phải là trường hợp hiếm có trên thị trường, bởi hiện nay, số lượng dự án nhà ở vừa túi tiền chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong khi nhu cầu với phân khúc này rất lớn.
![]() |
Nhu cầu cao, nhưng căn hộ vừa túi tiền đang dần mất hút trên thị trường. Ảnh: Trọng Tín |
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nguồn cung căn hộ vừa túi tiền hiện nay rất khan hiếm, trong khi đây là phân khúc nhắm vào nhu cầu thực của đại đa số khách hàng.
“Những năm qua, HoREA luôn khuyến cáo các doanh nghiệp ưu tiên phát triển phân khúc này để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Nhưng trên thực tế, số lượng dự án nhà ở vừa túi tiền vẫn nhỏ giọt và cháy hàng chỉ sau một thời gian ngắn chủ đầu tư mở bán”, ông Châu nói.
Theo ông Châu, do khan hiếm nguồn cung, nên hiện nay, giá căn hộ hạng C thấp nhất trên thị trường cũng rơi vào khoảng 27 - 28 triệu đồng/m2. Một số dự án căn hộ hạng C nằm ở các khu vực xa trung tâm như quận Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh cũng có giá trung bình từ 30 - 35 triệu đồng/m2.
“Hiện nay, căn hộ dưới 1,5 tỷ đồng/căn thực sự rất khó tìm tại TP.HCM. Với mức giá trung bình từ 30 triệu đồng/m2 thì một căn hộ 50 m2 cũng khoảng 1,5 - 1,75 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì căn hộ. Vì vậy, người mua sẽ phải trả mức giá từ 1,7 - 1,9 tỷ đồng/căn”, ông Châu nói.
Trong báo cáo thị trường quý I/2020 của Công ty DKRA Việt Nam cũng chỉ rõ, quý I/2020, toàn thị trường TP.HCM có 7 dự án được mở bán, cung ứng khoảng 1.547 căn hộ, giảm 70% nguồn cung so với quý trước và giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019.
Điểm đáng chú ý là, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn, trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm và tình hình khan hiếm nguồn cung căn hộ hạng C sẽ tiếp tục diễn ra trong quý II/2020.
Trong danh sách 9 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện bán, cho thuê mua trong tháng cuối cùng của năm 2019 và quý I/2020 mà Sở Xây dựng TP.HCM vừa công bố cũng cho thấy, chỉ có 99 căn hộ thuộc khu nhà ở cán bộ, công nhân Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (quận Gò Vấp) là giá rẻ, còn lại đều là phân khúc trung cao cấp.
Cần chính sách hỗ trợ
Thực tế cho thấy, thị trường đang thiếu trầm trọng sản phẩm phân khúc vừa túi tiền. Đây là phân khúc có tỷ lệ hấp thụ cao nhất, có thể lên tới 100% trong thời gian ngắn nếu có sản phẩm được đầu tư bài bản, chủ đầu tư uy tín, pháp lý ổn định được tung ra thị trường.
Liên tưởng lại câu chuyện khủng hoảng thị trường giai đoạn năm 2011 - 2013, ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc Seaholdings phân tích, thị trường dù khó khăn đến đâu thì nhu cầu an cư của người dân vẫn luôn có, nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để mua những sản phẩm có giá vài ba tỷ đồng.
“Phân khúc nhà ở vừa túi tiền hay nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu ở thực vẫn đắt hàng. Ngay cả phân khúc nhà phố có vị trí tốt, đáp ứng đúng tiêu chí của khách hàng thì khả năng thanh khoản vẫn cao, giao dịch ổn định”, ông Phương nói và cho biết thêm, cuộc khủng hoảng năm 2011 - 2013 gần như rơi đáy toàn bộ, nhưng đến năm 2014 thì những sản phẩm “đánh” vào nhu cầu ở thực vẫn luôn được săn đón.
Còn ông Lê Hoàng Châu cho rằng, nhiều dự án ách tắc thời gian qua dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là loại hình nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.
“Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người mua căn hộ đầu tiên, cũng như gấp rút đưa ra chính sách phát triển nguồn cung nhà ở thương mại diện tích nhỏ ở các khu vực vùng ven, giáp ranh thành phố để phù hợp cho nhiều người”, ông Châu nói.

-
Nhịp đập sôi động của trái phiếu bất động sản -
"Đoạn trường" đấu giá căn hộ tái định cư -
Doanh nghiệp Nhật đa dạng hóa danh mục đầu tư vào bất động sản -
Biệt thự biển- Bất động sản miễn nhiễm với Covid- 19 -
Đừng “tô hồng” hàng tồn bất động sản -
Động lực phát triển mới cho bất động sản khu vực Điện Bàn -
Nhân tố ngoại đưa bất động sản bán lẻ vào ổn định
-
1 Gói hỗ trợ lãi suất “ế” 99,7%, NHNN lại thúc ngân hàng thương mại giải ngân
-
2 MSB thông báo sắp sáp nhập một ngân hàng, lộ “bí mật” với PG Bank
-
3 Sửa đổi Luật Đất đai: Đề xuất cơ chế đảm bảo bằng quyền sử dụng đất
-
4 Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Gia tăng số dự án mới
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/3
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023