Vương quốc Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng cứng rắn đối với các đối tác thương mại vào tháng 4.
Sắc xanh chi phối thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch sáng nay 20/1 khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR).
Trung Quốc sẽ đàm phán với doanh nghiệp Mỹ về việc tăng cường nhập khẩu hàng hóa nhưng theo nguyên tắc thị trường. Thông tin này được ông Meng Wai, người phát ngôn Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) khẳng định tại cuộc họp báo hôm 19/1.
Theo Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2020 mới đây của Liên hợp quốc, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 2,5% trong năm 2020. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng thương mại, bất ổn tài chính, leo thang căng thẳng địa chính trị có thể ngăn cản đà phục hồi này.
Nền kinh tế Triều Tiên trong năm 2019 tăng trưởng 1,8% so với năm trước đó, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới bất chấp tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế.
USMCA sẽ nhanh chóng được Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt bút ký trong tuần này, song nó vẫn cần phải được Quốc hội Canada phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực.
Đối lập với việc kéo tụt tăng trưởng của nhiều kinh tế, thương chiến Mỹ - Trung đem lại tác dụng ngoài mong đợi khi khiến Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), giúp hình thành khu vực thương mại lớn nhất toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây sức ép lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 gây méo mó thị trường và ảnh hưởng tới doanh nghiệp EU.