-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ngày 15/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong.
Ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, các loại vắc-xin phòng Covid-19 sẽ giúp làm giảm nguy cơ tử vong nếu rủi ro nhiễm bệnh |
Hiện nay không có một loại vắc-xin có hiệu lực bảo vệ 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vắc-xin vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã được tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh.
Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin rồi sau đó bị bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít đã được tiêm đủ nhưng vẫn mắc bệnh.
Tuy nhiên, nếu bị mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng 70% - 85% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.
Đối với vắc-xin phòng Covid-19 cũng vậy, ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, các loại vắc-xin phòng Covid-19 sẽ giúp làm giảm số trường hợp có nguy cơ tử vong.
Như vậy, theo GS.Đức Anh, vắc-xin phòng Covid-19 nói chung và vắc-xin Astrazeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế.
Các loại vắc-xin phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95%. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, vắc-xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.
Đối với vắc-xin Astrazeneca, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêm 1 liều vắc-xin từ 22 - 90 ngày vẫn có một số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng số trường hợp tử vong giảm đến 80% so với nhóm không tiêm chủng. Sau khi tiêm 2 mũi vắc-xin, số trường hợp tử vong giảm đến gần 100%.
Điều này cho thấy tiêm chủng vắc-xin là biện pháp hiệu quả trong phòng bệnh, phòng các biến chứng và tử vong do bệnh gây ra.
GS.TS Đặng Đức Anh khuyến cáo, để đảm bảo hiệu quả tối đa của vắc-xin, mỗi người cần phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin và tỉ lệ bao phủ tiêm chủng phải đạt 70% - 85% để có miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời chuyên gia cho hay, sau khi tiêm chủng vắc-xin vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (thông điệp 5K) để đảm bảo an toàn cho mình, gia đình và cộng đồng trước đại dịch Covid-19.
Tiêm vắc-xin Covid-19 là quyền lợi của cá nhân, là trách nhiệm với cộng đồng, khi đến lượt, mỗi người hãy đến cơ sở y tế để được tiêm vắc-xin và theo dõi sức khỏe.
Liên quan tới nguồn cung vắc-xin, GS. Đặng Đức Anh cho biết, Covax thông báo sẽ có thêm khoảng 1 triệu liều vắc-xin AstraZeneca đến Việt Nam vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới.
Toàn bộ số vắc-xin này sẽ được phân bổ cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 và các tỉnh có khu công nghiệp. Từ nay đến hết quý 3, Việt Nam cũng sẽ nhận thêm 2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Bộ Y tế đặt mua thông qua công ty VNVC.
Ngoài ra, theo thông báo của Pfizer, trong quý 3 hãng dược này có thể chuyển về Việt Nam 3 triệu liều vắc-xin, số còn lại sẽ tập trung trong quý 4. Tuy nhiên thời gian và số lượng cụ thể có thể thay đổi do phụ thuộc tình hình thế giới.
Theo GS. Đức Anh, Việt Nam đặt mục tiêu có 150 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong năm nay để bao phủ tối thiểu 70-80% dân số, hình thành miễn dịch cộng đồng.
Song đến nay mới có 4 lô vắc-xin AstraZeneca về tới Việt Nam với tổng gần 2,9 triệu liều, trong đó lô đầu tiên của VNVC gồm 117.600 liều về ngày 24/2, lô thứ 2 của Covax về ngày 1/4 với 811.200 liều, lô thứ 3 của Covax về ngày 16/5 với 1,682 triệu liều và lô mới nhất 288.000 liều của VNVC về tối 25/5.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm được 1,55 triệu liều cho các nhóm đối tượng ưu tiên và công nhân, các địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai, yêu cầu tiêm xong trong tháng 6.
GS. Đức Anh cho biết, vắc-xin Covid-19 có thời hạn sử dụng rất ngắn, chỉ khoảng 6 tháng, trong khi thời gian từ cơ sở sản xuất đến Việt Nam mất khoảng 2 tháng nên chỉ còn 3 - 4 tháng để triển khai tiêm.
Đặc biệt với Pfizer, điều kiện bảo quản phải ở nhiệt độ âm sâu -70 độ C, nếu ở nhiệt độ 2 - 8 độ C chỉ được dùng trong 1 tháng, vì vậy thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị Bộ Quốc Phòng trên cả nước để đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin đến các điểm tiêm trong thời gian ngắn nhất.
Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt khẩn cấp 4 vắc-xin Covid-19, gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm và Pfizer.
Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), doanh nghiệp này đã chính thức ký thỏa thuận với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga về việc đóng ống vắc-xin phòng Covid-19 Spunik V từ bán thành phẩm.
Quy mô sản xuất vắc-xin là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7. Đây là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.
Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, cho biết, Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vắc-xin thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối. Hai bên vẫn chưa có thỏa thuận chính thức.
Bên cạnh đó, Vabiotech đang tích cực đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19, nhanh chóng cung ứng cho Việt Nam.
Trước đó, chiều 2/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc cùng đại diện Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (đơn vị đầu tư nghiên cứu và sản xuất vắc-xin Sputnik V). Kết quả, quốc gia này đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V trong năm 2021.
Ngày 23/3, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc-xin ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là vắc-xin Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vắc-xin Sputnik V có hiệu quả lên tới 91,6 %. Đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Với kết quả này, Sputnik V là một trong 3 vắc-xin có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới, bên cạnh Moderna và Pfizer.
-
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu