-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
Theo thông tin từ PGS-TS.Nguyễn Hữu Sáu, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, có hai loại ung thư da phổ biến gồm ung thư không hắc tố (ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy) và ung thư tế bào hắc tố.
Ảnh minh họa. |
Một nghiên cứu của bác sỹ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong 6 năm (2017-2022) cho thấy có 1.133 bệnh nhân ung thư da điều trị nội trú tại cơ sở y tế này. Gần 70% trong số đó là bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy (riêng 3 năm 2020-2022 đã ghi nhận 407 ca).
Tuy nhiên, trong hai năm 2023-2024, số lượng bệnh nhân ung thư da đã gia tăng đáng kể. Mỗi tuần, bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 đến 20 bệnh nhân đến khám và điều trị. Tính chung, số lượng bệnh nhân ung thư da tại đây đạt khoảng 300-500 người mỗi năm.
Đối với ung thư tế bào hắc tố - loại ung thư ác tính nhất với tỷ lệ di căn cao, trước đây bác sỹ ít gặp (chỉ khoảng 25 ca/năm). Nhưng gần đây, bệnh viện ghi nhận từ 1-2 ca/tuần. Đặc biệt, có những trường hợp bệnh nhân chỉ mới 20-30 tuổi đã mắc ung thư da.
Lý giải nguyên nhân gia tăng số lượng bệnh nhân, các bác sỹ cho rằng một phần do nhận thức của người dân về bệnh lý này đã được nâng cao, đồng thời việc áp dụng thêm nhiều phương pháp và thiết bị chẩn đoán hiện đại đã giúp phát hiện bệnh sớm hơn.
Đáng chú ý, một số bệnh nhân nhờ theo dõi các buổi livestream trên nền tảng mạng xã hội của bác sỹ mà đã kịp thời đến khám và phát hiện sớm ung thư da.
Các bác sỹ khuyến cáo, khi phát hiện những thay đổi nhỏ trên cơ thể, người dân cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời.
Việc phát hiện sớm ung thư da, kể cả ung thư tế bào hắc tố, sẽ giúp việc điều trị trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm gánh nặng kinh tế và tăng tỷ lệ sống trên 5 năm. Nếu ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10-20%.
Vậy ai có nguy cơ mắc ung thư da, theo các bác sỹ nguy cơ phát triển ung thư da phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm người da trắng hoặc có làn da sáng màu, tóc đỏ hoặc vàng, mắt sáng màu.
Người có nhiều nốt ruồi bất thường, không đối xứng, đường viền không đều, màu sắc khác biệt (nâu, đen, đỏ), hoặc có đường kính lớn hơn 0,6 cm.
Người thường xuyên tiếp xúc với than hoặc các hợp chất asen, làm việc ngoài trời, hoặc từng bị cháy nắng. Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (như sau cấy ghép nội tạng).
Người hút thuốc, làm tăng nguy cơ ung thư tế bào vảy, đặc biệt ở da môi. Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền hiếm gặp, như hội chứng Gorlin hoặc bệnh khô da sắc tố.
Để giảm nguy cơ ung thư da, mỗi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 - 14 giờ, khi tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Thoa đều toàn thân ít nhất 10 phút trước khi ra ngoài và nhắc lại mỗi 2 - 3 giờ.
Che chắn cơ thể bằng áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị ung thư da.
Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, tránh hút thuốc lá, rượu bia và thức khuya.
Kiểm soát cân nặng và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Chủ động tìm hiểu tiền sử gia đình: nếu có người thân mắc ung thư da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm di truyền nếu cần thiết.
Hầu hết các trường hợp ung thư da không liên quan đến di truyền hoặc tiền sử gia đình. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có yếu tố di truyền, đặc biệt là ung thư da tế bào hắc tố.
Với những người có tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư da hoặc có nhiều tổn thương da bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện xét nghiệm di truyền để phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
Phòng ngừa và bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ ung thư da, đồng thời duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Tự ý dừng thuốc, người bệnh bị nhồi máu thận -
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung