
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
ĐHCĐ bất thường của BIDV ngày 22/10 tới đây được đặc biêt trông đợi. Đây là lần đầu tiên, BIDV gặp gỡ nhà đầu tư kể từ khi nguyên Chủ tịch BIDV là ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu (1/9).
Rất nhiều nội dung được nhà đầu tư mong đợi giải đáp tại ĐHCĐ bất thường của BIDV lần này như: kết quả kinh doanh quý III/2016, trả cổ tức tiền mặt, tăng vốn, tái cơ cấu khoản cho vay bầu Đức… Tuy nhiên, theo chương trình ĐHCĐ được công bố, ĐHCĐ bất thường lần này chỉ tập trung thảo luận về sửa đổi Điều lệ và Quy chế tổ chức, hoạt động của HĐQT BIDV.
Theo tờ trình, Hội đồng quản trị BIDV đã đề nghị bác bỏ nội dung "Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện pháp luật của BIDV” và "đại diện cho BIDV trong quan hệ tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản". Nội dung này được đề nghị sửa đổi thành: "Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của BIDV”.
BIDV cũng đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT thực hiện việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung Điều lệ theo yêu cầu của NHNN và tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bản Điều lệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đăng ký thay đổi người diện tại Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung sửa đổi tại Điều lệ.
ĐHCĐ bất thường của BIDV đặc biệt được mong chờ, bởi ngân hàng này có rất nhiều vấn đề nóng mà cổ đông quan tâm. Đây cũng là ĐHCĐ đầu tiên sau khi ông Trần Bắc Hà rời ghế Chủ tịch HĐQT từ 1/9 để nghỉ hưu.
Tuy nhiên, với thời gian diễn ra khá ngắn (2 tiếng đồng hồ), ĐHCĐ bất thường của BIDV lần này khó có thể giành thời gian giải đáp các vấn đề nóng khá. Dù vậy, nhiều khả năng trong ĐHCĐ bất thường này, BIDV sẽ bầu chủ tịch HĐQT chính thức.
Trước đó, HĐQT BIDV bầu ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT kể từ ngày 01/9/2016. Ông Trần Anh Tuấn thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT BIDV kể từ ngày 01/9/2016.
Nhiều khả năng, tân Chủ tịch BIDV không phải là ông Trần Anh Tuấn, song cũng là một lãnh đạo cấp cao và kỳ cựu của ngân hàng này.
Được biết, giai đoạn vừa qua, ngoài cựu Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà, người có ảnh hưởng lớn nhất tại BIDV là ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc. Ông Tú bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1987. Tháng 01/1998, ông là Giám đốc BIDV Chi nhánh Quảng Ngãi. Tháng 3/2005, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ và được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 6/2007. Từ 01/5/2012, ông Phan Đức Tú là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIDV.
Hiện BIDV chưa công bố báo cáo tài chính quý III. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, BIDV lãi trước thuế đạt 3.327 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ.

-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB -
Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu