
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Vấn nạn lạm dụng thuốc đông y “rởm”
Bệnh nhân Nguyễn Văn V. (sinh năm 1950, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) nhập viện tại Trung tâm Da liễu Dị ứng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) với các triệu chứng như đỏ da toàn thân, ngứa, sốt cao 39,5 độ C, hạ bạch cầu và tăng men gan. Các vết đỏ trên da kết hợp với nhau thành mảng, kèm theo bọng nước và hoại tử da lan tỏa. Bệnh nhân đã tự mua thuốc đông y không rõ nguồn gốc qua mạng để bôi trong 2 tháng trước đó.
Bệnh nhi Ngô Hà N. (sinh năm 2013, trú tại Thái Thụy, Thái Bình) nhập viện với hội chứng Cushing do dùng thuốc cam đông y. Do cháu N. gầy yếu, gia đình đã tự mua thuốc cam đông y cho con uống. Sau một thời gian sử dụng, cháu tăng cân, ăn uống tốt. Tuy nhiên, sau 2 tháng sử dụng thuốc, bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mặt tròn, da đỏ, mọc lông ở nhiều vùng cơ thể. Khi đi khám, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Cushing, tăng men gan, creatinine cao và cortisol máu tăng.
ThS., bác sỹ Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, hiện nay, nhiều người vì mục đích trục lợi hoặc thiếu kiến thức đã sử dụng bừa bãi các vị thuốc đông y, chế biến sai cách, thậm chí trộn thêm tân dược như
corticoid để tăng hiệu quả. Điều này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Bác sỹ Đại nhấn mạnh, thuốc đông y có thể hiệu quả và an toàn nếu được bào chế và sử dụng đúng cách theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, nhưng hiện nay trên thị trường tràn lan thuốc đông y không rõ nguồn gốc, thuốc giả hoặc thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Những loại thuốc này có thể gây ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong.
Siết chặt quản lý
Theo các bác sỹ, thuốc đông y nhập lậu không rõ nguồn gốc thường chứa các thành phần tân dược như corticoid, dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như giữ nước, mệt mỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp, tổn thương gan, loãng xương và suy thận. Các bệnh nhân xương khớp thường lầm tưởng các thuốc này hiệu quả vì giảm đau nhanh, nhưng việc sử dụng lâu dài có thể gây hại nghiêm trọng.
Những thuốc đông y không rõ nguồn gốc có thể chứa tạp chất độc hại như chì, đồng, thủy ngân, hoặc các chất bảo quản không an toàn. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tổn thương gan, thận và các cơ quan khác. Điều này có thể khiến người bệnh phải trải qua quá trình điều trị tốn kém và lâu dài.
Bác sỹ Vũ Văn Đại khuyến cáo, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng thuốc đông y cần phải được kê đơn bởi bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền. Người dân cần đến các cơ sở y tế chính thống để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh những rủi ro không đáng có.
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã nhận được nhiều thông tin phản ánh về tình trạng quảng cáo bài “thuốc gia truyền”, “lương y gia truyền” để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng công dụng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Cục đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và cơ quan công an để phối hợp xử lý. Tuy nhiên, khi điều tra, hầu hết số điện thoại đăng tải đều không có, địa chỉ không đúng. Xử lý vấn đề mạo danh lương y để quảng cáo bán thuốc rất phức tạp, cần sự phối hợp vào cuộc của nhiều cơ quan, ban, ngành.
Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định về điều kiện sơ chế, chế biến dược liệu và các đơn vị phải tuân thủ. Cục Quản lý y, dược cổ truyền thường xuyên có văn bản gửi sở y tế các địa phương đề nghị tăng cường kiểm tra các phòng khám, cơ sở hành nghề gia truyền, khi phát hiện thuốc đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phun hoặc tẩm ướp chất cấm, thì áp dụng chế tài xử phạt nghiêm, để tạo tính răn đe. Bộ Y tế cũng cảnh báo tới người dân không mua và sử dụng thuốc đông y, thuốc gia truyền trôi nổi; không nghe theo quảng cáo “nổ” thổi phồng công dụng mà từ chối điều trị tại các cơ sở y tế khi bị mắc bệnh.

-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)