-
Bộ Công thương nêu nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư công -
Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 -
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu chây ì tại Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa -
Quảng Trị đề xuất tách Dự án đầu tư Quốc lộ 15D thành 2 dự án độc lập -
Nhận diện thách thức thương mại hàng hóa với Mỹ -
Động lực mới để khơi thông nguồn lực đầu tư
Tổng vốn đầu tư công của tỉnh Bình Thuận năm 2025 là 3.570 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được cân đối từ các nguồn: Đầu tư xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết; đầu tư từ bội chi ngân sách địa phương.
Tỉnh Bình Thuận xác định 8 công trình trọng điểm để tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong năm 2025 gồm: Kè sông Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến đường Ung Văn Khiêm); dự án công viên Hùng Vương - công viên sinh thái ngập nước; hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam; cảng hàng không Phan Thiết (hạng mục hạng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT); chung cư sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết; làm mới Đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà; cầu Văn Thánh, thành phố Phan Thiết; khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Phú Quý (Giai đoạn 2).
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng yêu cầu các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách năm 2025 theo quy định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, kịp thời thay thế, điều chuyển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở, làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn. Các đơn vị phải xác định tỷ lệ giải ngân là một trong các tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá, xếp loại cuối năm đối với cán bộ, công chức; quyết tâm phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các lãnh đạo sở, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm, chỉ đạo triển khai quyết liệt, chi tiết từng công trình, chủ đầu tư và đơn vị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư. Trong quá trình thực hiện phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo không phát sinh khối lượng đầu tư trái pháp luật, ngăn ngừa lãng phí, thất thoát. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đối với các chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu rà soát, xây dựng chi tiết tiến độ thực hiện và chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai công việc cho năm 2025 và giải ngân ngay sau khi được giao vốn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đặc biệt là dự án trọng điểm, các dự án liên vùng, đường ven biển có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
-
Bộ Công thương nêu nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư công -
Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 -
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu chây ì tại Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa -
Quảng Trị đề xuất tách Dự án đầu tư Quốc lộ 15D thành 2 dự án độc lập
-
Ninh Thuận thông tin lý do dự án khu du lịch ngừng hoạt động gần 6 năm -
Nhận diện thách thức thương mại hàng hóa với Mỹ -
Động lực mới để khơi thông nguồn lực đầu tư -
Bình Thuận đầu tư 3.570 tỷ đồng cho 8 công trình trọng điểm trong năm 2025 -
Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
Kinh tế 2024: Chặng đua về đích
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá