
-
Bị "Thầy" lừa hàng chục tỷ đồng đầu tư chứng khoán qua ứng dụng NEEX
-
Khởi tố nguyên Phó chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng Phạm Tấn Hoàng
-
Cảnh báo của Hải quan và lời cảnh tỉnh cho doanh nghiệp nhập khẩu điều thô
-
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đổi quà để lấy thông tin thẻ ngân hàng -
Sau bão số 3, Hà Nội triển khai phương án ứng phó mưa lớn và sạt lở
![]() |
Theo Bộ Công thương, "ma trận" quảng cáo bất động sản đang gây nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. |
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công thương) vừa phát đi cảnh báo tới người tiêu dùng về "ma trận" quảng cáo bất động sản.
Cơ quan này cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển mạnh, trở thành một trong những lĩnh vực thu hút dòng vốn lớn. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng này là sự bùng nổ của quảng cáo bất động sản trên mọi kênh từ biển quảng cáo, mạng xã hội, livestream, video review, Google Ads, Facebook Ads...
Nguyên nhân khiến người tiêu dùng dễ bị cuốn vào "ma trận" quảng cáo là bởi cách thức truyền thông ngày càng tinh vi. Những câu giới thiệu dự án thường nhấn mạnh vào yếu tố cảm xúc, đánh vào tâm lý "sở hữu ngay - hưởng thụ liền" hoặc "đầu tư sinh lời siêu tốc".
Không ít nội dung dùng lời lẽ hấp dẫn như "sống chuẩn resort ngay giữa lòng thành phố - chỉ từ 999 triệu đồng, thanh toán linh hoạt!" hay "đặt cọc hôm nay, nhận ngay suất lợi nhuận 20% sau 6 tháng!"... khiến người xem dễ bị cuốn hút.
Một trong những hình thức quảng cáo sai lệch phổ biến hiện nay là việc chủ đầu tư đưa ra thông tin về các tiện ích không có thực trong dự án. Các tiện ích như hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, khu thể thao hoặc công viên thường xuyên được quảng cáo với những hình ảnh và thông tin mang tính hấp dẫn, nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, khi người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán, họ phát hiện rằng những tiện ích này không có hoặc không được xây dựng như quảng cáo.
Trong một số trường hợp, các thông tin về tiện ích dự án được đưa ra rất chi tiết trong các tài liệu quảng cáo, như brochure, video giới thiệu, và các nền tảng truyền thông xã hội (website, YouTube, TikTok), với các lời hứa về các tiện ích như "Resort 5 sao", "12 hồ bơi", "Khu vui chơi cho trẻ em", "Công viên xanh", nhưng lại không được ghi nhận đầy đủ trong hợp đồng mua bán.
Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa thông tin quảng cáo và nội dung trong hợp đồng, khiến người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối khi nhận ra rằng những tiện ích này không hiện diện trong thực tế.
Trong một số trường hợp, thông tin quảng cáo được ghi chú một cách mập mờ là "mang tính chất minh họa", "có thể thay đổi" hoặc "dự kiến sẽ có" mà không có sự giải thích rõ ràng về việc các tiện ích này có thể bị loại bỏ hoặc thay đổi khi dự án thực hiện.
Việc này không chỉ khiến khách hàng bị hiểu lầm mà còn làm giảm độ tin cậy của thông tin mà khách hàng nhận được, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, các hành vi quảng cáo sai lệch, không minh bạch không chỉ có thể đến từ chủ đầu tư mà còn có thể đến từ những kênh đại lý và nhân viên môi giới bất động sản.
Đơn cử, cùng một dự án, người mua có thể nhận được hàng chục thông tin khác nhau, tùy thuộc vào môi giới hay đại lý tiếp cận. Trong nhiều trường hợp, các đại lý và nhân viên môi giới bất động sản có thể đăng tải thông tin không chính xác về tiện ích của dự án chỉ để thu hút người mua, từ đó kiếm hoa hồng từ việc chốt giao dịch...
Trước thực trạng trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên tin tuyệt đối vào hình ảnh phối cảnh hoặc lời hứa miệng.
Đồng thời, người mua nên giao dịch trực tiếp với chủ đầu tư hoặc đại lý được ủy quyền chính thức, có hợp đồng phân phối rõ ràng và thông tin pháp lý đầy đủ, cần hạn chế việc giao dịch qua cá nhân môi giới không có giấy ủy quyền hợp pháp, nhằm tránh rủi ro nếu xảy ra tranh chấp.
Khi nghi ngờ về tính xác thực của đơn vị phân phối, người tiêu dùng nên kiểm tra danh sách đại lý chính thức trên website của chủ đầu tư hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hỗ trợ.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh, bên cạnh việc lựa chọn kênh giao dịch uy tín, người tiêu dùng nên đề nghị cung cấp thông tin chi tiết và rõ ràng về các tiện ích, dịch vụ của dự án, đồng thời đảm bảo những thông tin này được ghi đầy đủ trong hợp đồng mua bán.
Trước khi đặt cọc hoặc ký hợp đồng, người mua nên yêu cầu bản dự thảo hợp đồng để xem xét kỹ lưỡng từng điều khoản, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến tiện ích, dịch vụ và cam kết từ phía chủ đầu tư. Nếu có bất kỳ điểm nào mơ hồ, cần yêu cầu làm rõ trước khi quyết định ký kết.
-
Bộ Công thương cảnh báo "ma trận" quảng cáo bất động sản -
Khởi tố nguyên Phó chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng Phạm Tấn Hoàng -
Cảnh báo của Hải quan và lời cảnh tỉnh cho doanh nghiệp nhập khẩu điều thô -
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đổi quà để lấy thông tin thẻ ngân hàng -
Sau bão số 3, Hà Nội triển khai phương án ứng phó mưa lớn và sạt lở -
TP.HCM: Tội phạm tham nhũng, chức vụ bị phanh phui tăng gấp hơn 3 lần -
Thủ đoạn gian lận thuế qua khai báo sai mục đích
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững