-
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh -
Chủ tịch VTBA chia sẻ lý do Tập đoàn Foxlink chọn Đà Nẵng đầu tư dự án -
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng
Đây là lần thứ hai Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không xây cầu Mã Đà đi xuyên Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo tiếp thu, làm rõ một số nội dung uộc họp về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai do Văn phòng Chính phủ tổ chức hôm 5/10/2022.
Không chọn phương án qua cầu Mã Đà
Được biết, có 2 phương án được đưa ra thảo luận tại cuộc họp này: Phương án kết nối trực tiếp tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà và Phương án kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai qua tỉnh Bình Dương và nối vào đường Vành đai 4 – TP.HCM (không qua cầu Mã Đà).
Cụ thể, phương án kết nối trực tiếp tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà có điểm đầu tại ĐT.741, TP. Đồng Xoài, đi theo ĐT.753 qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tuyến tiếp tục đi theo đường Bà Hào - Sân bay Rang Rang đến các đường tỉnh ĐT.761, ĐT.767 và kết nối với đường vành đai 4 – TP.HCM, tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó có khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai.
Hướng tuyến kết nối trực tiếp tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, thuận tiện cho vận doanh, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tuy nhiên, tuyến đi qua vùng lõi Khu DTSQ Đồng Nai với chiều dài khoảng 31km, gây ra các tác động lớn, chia cắt vùng lõi, phân mảnh hệ sinh thái, ảnh hưởng đến hành lang liên kết đa dạng sinh học do các phương tiện lưu thông nên Luật Đa dạng sinh học và các điều ước quốc tế không cho phép, mặt khác chưa phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Di sản văn hoá, Luật Bảo vệ môi trường và chưa phù hợp với các chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Bộ GTVT cho biết, nếu đầu tư xây dựng theo phương án này, để giảm thiểu tác động đến môi trường, quá trình thi công và khai thác đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp: tổng chiều dài 76km, quy mô đường cấp III, 2 làn xe, trong đó xây dựng mới khoảng 31km cầu cạn; nâng cấp khoảng 43km đường hiện hữu; xây dựng cầu Mã Đà và cầu vượt hồ Trị An (khoảng 2km); xây dựng khoảng 62km hàng rào và tường chống ồn.…ước tính tổng mức đầu tư khoảng 18.100 tỷ đồng. Diện tích chiếm dụng đất rừng khoảng 98,0 ha, trong đó có khoảng 41 ha rừng đặc dụng.
Để triển khai đầu tư xây dựng theo phương án này sẽ phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; quá trình triển khai cần có hoạt động truyền thông để có được sự đồng thuận của các chuyên gia về môi trường, đa dạng sinh học, các nhà khoa học, người dân và có khả năng bị rút danh hiệu Khu DTSQ thế giới.
Theo Bộ GTVT, trong cuộc họp ngày 5/10/2022 tại Văn phòng Chính phủ, các Bộ, UNESCO và UBND tỉnh Đồng Nai đều không ủng hộ phương án kết nối trực tiếp tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.
Sẽ sớm đưa vào quy hoạch phương án lựa chọn
Đối với phương án kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai qua tỉnh Bình Dương và nối vào đường Vành đai 4 – TP.HCM (không qua cầu Mã Đà), Bộ GTVT cho biết, phương án này cơ bản tận dụng tuyến đường hiện hữu và các tuyến đường đang được đầu tư xây dựng.
Điểm đầu tuyến tại ĐT.741, Tp. Đồng Xoài đi theo ĐT.753 hiện hữu, kết nối với đường Đồng Phú – Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng (2 tuyến đang được đầu tư xây dựng), xây dựng mới 12km từ ĐT.746 kết nối về đường Vành đai 4 – TP.HCM, tổng chiều dài khoảng 71km.
Tổng kinh phí đầu tư khoảng 530 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương và Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng).
Hướng tuyến kết nối từ Tp. Đồng Xoài đến đường vành đai 4 - TP.HCM rất thuận tiện, đây là tuyến đường ngắn nhất, kinh phí đầu tư ít nhất; về lâu dài, thời gian di chuyển nhanh do kết nối với đường Vành đai 4 (đoạn từ ĐT.746 đến cầu Thủ Biên thuộc vành đai 4 đã được Bình Dương đầu tư xây dựng), giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu; tận dụng được ĐT.753, ĐH.416 và ĐT.746 đã được đầu tư, các tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng hiện đang được đầu tư xây dựng; ảnh hưởng thấp nhất đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thuận lợi, khó khăn, ý kiến của các địa phương, các Bộ, ngành và quy định của pháp luật liên quan, Bộ GTVT thống nhất kiến nghị phương án kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai theo phương án này (như đã kiến nghị tại văn bản số 6823/BGTVT-KHĐT ngày 7/7/2022) do tác động ít nhất đến sinh thái khu DTSQ; giảm thiểu nguy cơ tác động đến môi trường và đa dạng sinh học. Phương án cũng phù hợp với chủ trương của Đảng, không vi phạm các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, hướng tuyến kết nối thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận tải khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam Bộ và kết nối với vùng Tây Nguyên nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Phước cân đối nguồn vốn của địa phương để đầu tư mở rộng tuyến ĐT.753; UBND tỉnh Bình Dương cân đối nguồn vốn của địa phương để đầu tư nâng cấp mở rộng 19km tuyến ĐT.753, ĐT.746, ĐH.416 và xây dựng mới 12km từ ĐT.746 đến đường Vành đai 4 – TP.HCM theo quy hoạch.
UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương được đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – TP.HCM theo yêu cầu tại Công văn số 1263/TTgCN ngày 29/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
“Bộ GTVT sẽ cập nhật hướng tuyến kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.
-
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh
-
Chủ tịch VTBA chia sẻ lý do Tập đoàn Foxlink chọn Đà Nẵng đầu tư dự án -
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
Đà Nẵng trao chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án lớn -
KCN Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Tràng Cát được cấp đăng ký đầu tư -
Đà Nẵng “sáng cửa” hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao -
Khánh thành nhà máy sản xuất Pin Li-ion và Pin Ni-MH tại KCN Nam Đình Vũ, Hải Phòng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land