-
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn
Đèo Hoàng Liên Sơn trên Quốc lộ 4D. |
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến về Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên Sơn kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Về thẩm quyền quyết định chủ trương dự án, Bộ GTVT cho biết, hiện nay cơ sở pháp lý liên quan đến phân cấp trách nhiệm đầu tư xây dựng đối với các công trình giao thông liên tỉnh sử dụng vốn đầu tư công chưa được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Cụ thể, Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn chưa có quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư cũng như tổ chức thực hiện đối với các dự án đầu tư công do một địa phương quản lý nhưng triển khai thi công xây dựng trên địa bàn hai tỉnh hoặc nhiều hơn hai tỉnh.
Thực tiễn trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao một số địa phương chủ trỉ thực hiện quản lý, đầu tư các công trình giao thông đi qua 2 tỉnh như: cầu Như Nguyệt trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; cầu Bạch Đằng; đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; tuyến đường nối TP. Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối với Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Theo quan điểm của Bộ GTVT, hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên Sơn là công trình giao thông có tính liên tục, do yêu cầu kỹ thuật đặc thù của công trình nên không thể tách thành hạng mục độc lập/dự án thành phần, khi đầu tư xây dựng sẽ thuộc phạm vi xử lý của hai địa phương.
Tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: “Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương”; khoản 1 Điều 25 của Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định: “Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý thống nhất của trung ương, Chính phủ phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý....”.
Căn cứ các quy định nêu trên, xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở thống nhất giữa UBND tỉnh Lai Châu và UBND tỉnh Lào Cai, Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu giao UBND tỉnh Lai Châu triển khai thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư và thực hiện đầu tư toàn bộ dự án theo quy định. “UBND tỉnh Lai Châu và UBND tỉnh Lào Cai rà soát các thủ tục liên quan đến việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của địa phương bố trí cho dự án để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, đảm bảo phù hợp quy định của Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan khác”, ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.
Theo Bộ GTVT, trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tư công qua địa bàn 2 tỉnh đều bị vướng mắc tương tự như hầm Hoàng Liên về thẩm quyền giao cơ quan quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, bố trí nguồn vốn, thực hiện GPMB.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan tham mưu giúp Chính phủ về quản lý dự án đầu tư công) nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng tháo gỡ chung, tránh phải xử lý từng dự án như hiện nay, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, giải ngân các dự án.
Trước đó, UBND tỉnh Lai Châu đã có công văn số 4039/UBND - KTN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện đầu tư Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Tại công văn này, ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Dự án cũng đã được Thủ tướng đồng ý giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan chủ quản dự án vào giữa tháng 4/2022.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lai Châu đã làm việc với tỉnh Lào Cai để tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, nhất là kinh phí giải phóng mặt bằng phần đi qua tỉnh Lào Cai; đồng thời, tiến hành các thủ tục lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Tại khoản 6 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, nhưng lại chưa quy định rõ ràng về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đi qua địa bàn hai tỉnh, do đó, HĐND tỉnh Lai Châu chưa có căn cứ để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu và UBND tỉnh Lào Cai cũng đã họp và thống nhất phương án thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, HĐND tỉnh Lào Cai không có căn cứ để phê duyệt kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án thuộc phần địa phận tỉnh Lào Cai.
Những vướng mắc nêu trên khiến HĐND tỉnh Lai Châu chưa thể phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng yêu cầu về tiến độ trước ngày 1/11/2022 tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31/7/2022 của Chính phủ, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Thủ tướng có ý kiến giao HĐND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên và giao tỉnh Lào Cai bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh Lào Cai. Đồng thời yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai sớm trình Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án thuộc phần địa phận tỉnh Lào Cai.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu cũng xin Thủ tướng cho phép tỉnh này được hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên chậm nhất đến ngày 31/12/2022. Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên bao gồm tuyến hấm và đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi với tổng chiều dài tuyến khoảng 8,8 km, trong đó chiều dài hầm 2,5 km, đường dẫn và cầu dài 6,3 km. Điểm đầu Dự án tại Km78, Quốc lộ 4D, điểm cuối thuộc địa phận tỉnh Lào Cai (dự kiến kết thúc tại điểm đấu nối vào trục đường D1 theo quy hoạch chi tiết Khu dân cư tổ 13, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa).
Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.300 tỷ đồng dự kiến được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 - 2025 trị giá 2.500 tỷ đồng đã giao cho tỉnh Lai Châu và vốn ngân sách địa phương tự cân đối là 800 tỷ đồng.
-
Dự án hạ tầng du lịch ven biển Quảng Trị sắp về đích -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bệnh viện Bạch Mai 2, Việt Đức 2 dự kiến hoạt động trong năm nay -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party