-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thông qua hệ thống TBGSHT cho thấy hiện tại có khoảng 20.415 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và 310.775 phương tiện cùng với 520 bến xe khách liên tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. |
Bộ GTVT vừa có Thông báo số 170/TB- BGTVT ngày 6/5/2020 thông báo Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp xử lý kiến nghị của doanh nghiệp về giảm phí sử dụng đường bộ bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất với các kiến nghị giảm phí sử dụng đường bộ theo đề nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện báo cáo đề xuất gửi Bộ Tài chính về việc giảm phí sử dụng đường bộ do tác động của dịch Covid-19, đồng thời chủ trì với Hiệp hội Vận tải ô tô VN căn cứ vào Chỉ thị 15/2020, Chỉ thị 16/2020, Chỉ thị 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT, khẩn trương làm việc với các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh vận tải để tổng hợp số liệu về thiệt hại đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong thời gian dịch bệnh để đề xuất phương án giảm phí sử dụng đường bộ, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/5.
Đối tượng được xem xét giảm phí là các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện được các sở GTVT cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định. Thời gian đề xuất hỗ trợ là các tháng 3, 4, 5/2020, có đánh giá tác động đến tháng 6. Trong đó, cần lưu ý mức độ ảnh hưởng của tháng 4 và đánh giá tác động đến hoạt động vận tải hành khách đảm bảo phù hợp thực tế.
Trên cơ sở báo cáo đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và số liệu báo cáo của Vụ Vận tải, Bộ trưởng giao Vụ Tài chính tổng hợp, tham mưu Bộ có văn bản gửi Bộ Tài chính về giảm phí sử dụng đường bộ, đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 – Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo.
Trước đó, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét giảm phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện kinh doanh vận tải ô tô.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, ngoài 21 ngày phải dừng toàn bộ hoạt động theo Chỉ thị 16/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 3 và thời gian còn lại của tháng 4/2020, các phương tiện vận tải khách bằng ô tô như xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi cũng chỉ được phép chở không quá 50% số ghế, tối đa không quá 15 người.
Thực tế, qua số liệu của các bến xe, báo cáo của các hiệp hội xe buýt, taxi, số lượng khách đi lại rất ít, doanh thu chỉ đạt 10% - 20% so với lúc bình thường.
Đối với vận tải hàng hóa tuy không bị hạn chế trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ nên các nguồn hàng bị gián đoạn. Ước tính của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho thấy, các phương tiện nhỏ, trọng tải dưới 5 tấn giảm hoạt động khoảng 30%; các phương tiện trọng tải lớn, đặc biệt là các xe đầu kéo sơ mi rơ mooc giảm hoạt động 30%- 40%.
Với những lý do nói trên, Hiệp hội đề nghị giảm phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị có đăng ký kinh doanh, phương tiện được các Sở GTVT cấp phù hiệu với tổng cộng 805.000 xe trong thời gian 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5.
Đối với phương tiện kinh doanh vận tải khách, Hiệp hội kiến nghị giảm 100% cho 21 ngày đầu tháng 4/2020 và giảm 50% cho 7 ngày còn lại của tháng 4 và tháng 3, tháng 5.
Đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa, mức giảm được kiến nghị là 20% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn; giảm 30% đối với các xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên, xe đầu kéo sơ mi rơ mooc.
Được biết, phí sử dụng đường bộ là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước để thực hiện công tác duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ. Mức thu phí sử dụng đường bộ phụ thuộc vào từng loại phương tiện. Người nộp phí sử dụng đường bộ có thể nộp theo chu kỳ đăng kiểm, theo năm hoặc theo tháng.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025