-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ, thủ trưởng một số đơn vị thuộc Bộ về tình hình ứng phó dịch bệnh Covid-19, chiều 25/2 tại Hà Nội.
Dừng đưa lao động tới vùng dịch Covid-19
Về vấn đề lao động Việt Nam đi làm việc ở các thị trường lao động nước ngoài, nhất là lao động tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần đẩy mạnh việc tuyên truyền ứng dụng “Kết nối người lao động đang làm việc ở nước ngoài” (COLAB SOS) của Trung tâm lao động ngoài nước.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chuyên môn có các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người lao động, kể cả lao động bất hợp pháp, chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch Covid-19 hoặc đến từ các vùng khác.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (thứ 3, từ trái sang) tới kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần thực hiện việc tiếp nhận và cách ly y tế và giám sát theo đúng quy định của Bộ Y tế đối với trường hợp: Lao động về nước từ vùng dịch do hết thời hạn hợp đồng về trước thời hạn hợp đồng và các trường hợp cá biệt khác.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cần đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án chỉ đạo và ứng phó kịp thời khi tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhất là khu vực đúng tâm dịch.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, khuyến khích người lao động Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại tỉnh Daegu và Gyeongbuk (Hàn Quốc) yên tâm làm việc, không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đó khi không cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam có hơn 26.000 lao động đang sinh sống tại thành phố Daegu và Gyeongsang (Hàn Quốc), nơi đang bị ảnh hưởng của Covid-19.
Đến chiều 25/2, Bộ LĐ-TB&XH chưa ghi nhận trường hợp người lao động Việt Nam tại đây nhiễm Covid-19. Người lao động tại Daegu và Gyeongsang vẫn đi làm bình thường.
Xây dựng phương án tiếp nhận lao động chọn lọc
Về lao động trong nước, Bộ trưởng đề nghị thực hiện việc rà soát, nắm chắc tình hình lao động, việc làm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để góp phần ổn định sản xuất.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người lao động, phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ lao động qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới.
Trong tình huống tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc, lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc xây dựng phương án tiếp nhận có chọn lọc, theo trình tự chặt chẽ và có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.
Đồng thời cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm ổn định tư tưởng của các lao động trong doanh nghiệp. Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.
Bộ trưởng giao Cục Việc làm tham mưu cho Bộ xây dựng phương án cụ thể về tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc, báo cáo lãnh đạo Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giao cho Cục Quan hệ lao động và Tiền lương chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan để hướng dẫn các doanh nghiệp phương án xử lý do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong đó, Bộ trưởng lưu ý các trường hợp người lao động được tiếp tục hưởng lương, các trường hợp ngừng việc, việc giải quyết chế độ ngừng việc, tiền lương ngừng việc cho người lao động, các trường hợp doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh,…
Đồng thời, lãnh đạo Bộ cũng giao Vụ Bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế căn cứ các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội để hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các chính sách đảm bảo theo đúng quy định.
-
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử