
-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông
-
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
-
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng
![]() |
Bộ NN&PTNT cho hay, thực hiện Luật Đầu tư công và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Bộ đã tiến hành rà soát chuyển đổi các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý sang thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đồng thời, Bộ đã phê duyệt kế hoạch đầu tư theo hình thức PPP giai đoạn 2016 -2020, với 21 dự án. Trong đó, có 4 dự án thủy lợi; 10 dự án thủy sản; 2 dự án lâm nghiệp; 5 dự án cấp nước và xử lý chất thải. Tổng mức đầu tư khoảng 6.880 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn Nhà nước tham gia 2077 tỷ đồng; vốn tư nhân 4802 tỷ đồng.
Hiện Bộ đang hoàn thiện Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mặc dù vậy, Bộ NN&PTNT cũng cho hay, có rất nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các dự án PPP nông nghiệp.
Thứ nhất, hành lang pháp lý để triển khai thực hiện đầu tư theo hình thức PPP còn chưa hoàn thiện và đồng bộ, các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư chưa được ban hành đầy đủ, nhất là các thông tư hướng dẫn về tài chính, sử dụng nguồn vốn (hỗ trợ chuẩn bị dự án, vốn ngân sách nhà nước thực hiện dự án...) nên việc triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai, việc bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án PPP còn hết sức khó khăn (hiện tại chưa có nguồn riêng, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công). Do vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công của Bộ rất hạn hẹp, các dự án có khả năng thu hút đầu tư để thực hiện theo hình thức PPP được đề xuất, chưa phải là những dự án cấp bách, ưu tiên hàng đầu của Bộ và Chính phủ nên việc bố trí vốn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 -2020 để thực hiện là khó khăn.
Thứ ba, PPP là hình thức đầu tư mới, hầu hết các đơn vị thuộc Bộ chưa có cán bộ chuyên trách hoặc hiểu biết chuyên sâu về PPP nên năng lực đề xuất dự án còn hạn chế, việc tổ chức triển khai còn bỡ ngỡ, lung túng.
Thứ tư, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường có khả năng sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên thường kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư hơn so với các ngành khác. Hiện tại, chưa có nhiều nhà đầu tư quan tâm, hiểu và chủ động đề xuất, tham gia, thực hiện các dự án PPP trong các lĩnh vực thuộc ngành.

-
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên -
Đồng Nai và Bình Phước thống nhất khởi công cầu Mã Đà trong tháng 6/2025 -
TP.HCM duyệt chi 5.052 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thành dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 7/2026 -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án 52 triệu USD từ Đan Mạch