-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Ảnh: AFP/TTXVN |
Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Yellen nói rằng Washington đã sẵn sàng hành động để đối phó với tình trạng trên, song không nêu rõ về cách thức.
Theo nữ quan chức Mỹ, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ khi mức trần giá dầu được áp dụng. Thế nhưng, hiệu quả của cơ chế này đã giảm sút do Nga bổ sung thêm đội tàu “ngầm” cũng như điều chỉnh chính sách về tiền bảo hiểm.
Nhóm Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã áp đặt trần giá dầu ở mức 60 USD/thùng đối với xuất khẩu dầu của Nga vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, kể từ đầu mùa hè này, nhiều cơ quan báo cáo giá, tư vấn và truyền thông phản ánh rằng dầu thô của Nga đã được bán trên mức giới hạn.
Mặc dù vậy, những người khởi xướng mức giá trần dường như đã phớt lờ thông tin đó và tìm kiếm biện pháp trừng phạt khác vì một lý do rất đơn giản: Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao hơn. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu.
Ông Valery Andrianov, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Infotek, nói với tờ Rossiyskaya Gazeta rằng, trên thực tế, cả Mỹ và châu Âu đều không thể gây bất kỳ tác động thực sự nào đối với Nga bằng cách điều chỉnh thông số về trần giá dầu của họ. Và nhận xét mới đây của Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho thấy Washington đang ngày càng lo lắng về nguy cơ giá dầu ngày càng tăng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024. Mỹ không còn có thể tác động đến tình hình bằng cách tăng sản lượng dầu đá phiến trong nước.
Chuyên gia Andrianov lưu ý rằng trong khi chính quyền đảng Cộng hòa trước đây đã tìm cách hòa giải mọi thứ với các công ty dầu khí lớn của Mỹ, thì chính quyền đương nhiệm của đảng Dân chủ cho đến nay vẫn chưa làm được điều đó.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã hoàn toàn phá vỡ ảnh hưởng của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu khi tiếp tục theo đuổi chính sách năng lượng độc lập cùng với Nga. Ông Andrianov cho biết thêm ngày nay, Riyadh và Moskva đang giúp duy trì sự cân bằng cung - cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới vì họ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Ông nói: “Mọi thao túng về trần giá dầu sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Nga theo bất kỳ cách nào, vì chúng tôi đã có mọi cơ hội để vận chuyển dầu của mình tới bất kỳ thị trường nào”.
Theo ông Andrianov, ngược lại, trần giá dầu gây tổn hại cho các doanh nghiệp phương Tây, mà không có tác động hữu hình hoặc gây áp lực nào lên Nga.
-
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
Ông Daniel Chapo chính thức đắc cử Tổng thống Mozambique -
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm -
Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Eurozone đang tiến rất gần đến mục tiêu lạm phát trung hạn 2%
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?