
-
Cân nhắc tăng mức chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm
-
Khẩn cấp yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị thuốc, vật tư y tế và nhân lực ứng phó với dịch sởi
-
Tin mới y tế ngày 30/3: Lại thêm ca tử vong thương tâm nghi do bệnh dại
-
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa
-
Nguy cơ của thực phẩm đường phố, cảnh báo mới từ Bộ Y tế -
Cảnh báo về vi phạm quy định khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Mặc dù có thể tự khỏi trong một số trường hợp, nhưng bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.
![]() |
Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi diễn biến nặng bao gồm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Những người chưa tiêm phòng vắc-xin hoặc tiêm chưa đầy đủ. |
Việc nhận diện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng. Bệnh sởi thường trải qua bốn giai đoạn phát triển chính, bao gồm giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục.
Theo Bộ Y tế, với sởi, giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 21 ngày, trung bình là 10 ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng đã nhiễm virus. Giai đoạn này rất quan trọng vì người bệnh có thể lây bệnh cho những người xung quanh mà không hay biết.
Giai đoạn khởi phát: Còn gọi là giai đoạn viêm long, kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao, viêm long đường hô hấp trên (ho, chảy mũi), viêm kết mạc và xuất hiện các hạt Koplik trong miệng.
Các hạt Koplik là những nốt nhỏ, màu trắng hoặc xám, có quầng đỏ xung quanh, xuất hiện một ngày trước khi phát ban và tồn tại từ 2 đến 3 ngày sau khi ban xuất hiện.
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 2 đến 5 ngày, trong đó phát ban xuất hiện từ sau tai, gáy, trán, mặt và cổ, rồi dần dần lan xuống thân mình và tay chân. Ban có thể hợp lại, đặc biệt ở vùng mặt và thân mình. Khi ban mọc hết toàn thân, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân sẽ giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Sau khi phát ban biến mất, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng ho kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Ban sẽ chuyển dần sang màu xám, bong vảy và để lại vết thâm trên da.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi diễn biến nặng bao gồm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Những người chưa tiêm phòng vắc-xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh nhân có bệnh nền nặng, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Các nhóm này cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm và xử lý các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi có nghi ngờ mắc bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện xét nghiệm huyết thanh học IgM từ ngày thứ ba sau khi phát ban. Nếu xét nghiệm IgM cho kết quả âm tính nhưng triệu chứng lâm sàng vẫn nghi ngờ sởi.
Người bệnh có thể làm lại xét nghiệm sau 72 giờ hoặc chỉ định PCR để phát hiện virus sởi qua bệnh phẩm dịch tỵ hầu. Việc phân lập virus từ máu và dịch mũi họng trong giai đoạn sớm là rất quan trọng để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Về điều trị sởi, nếu bệnh nhân không có biến chứng, có thể điều trị ngoại trú tại nhà, đảm bảo cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh và sử dụng khẩu trang. Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng vitamin A liều cao cho tất cả trẻ em bị sởi, với hai liều cách nhau 24 giờ.
Nếu có dấu hiệu thiếu vitamin A hoặc suy dinh dưỡng nặng, cần bổ sung liều thứ ba sau 4-6 tuần. Đối với người lớn, vitamin A cũng có thể được bổ sung dựa trên các nghiên cứu về hiệu quả của vitamin A trong điều trị sởi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghi ngờ thiếu vitamin A cần được điều trị với liều thấp và thường xuyên hơn để tránh nguy cơ gây quái thai.
Một điểm mới trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi lần này là việc phân cấp điều trị chi tiết cho các cơ sở y tế. Mọi cơ sở y tế đều có thể tham gia vào việc thu dung, điều trị và chuyển tuyến đối với bệnh nhân sởi.
Các trạm y tế xã và phòng khám tư nhân có thể khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân sởi không biến chứng, trong khi các bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa nhiễm có thể tiếp nhận và điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ cao.
Ngoài ra, hướng dẫn cũng bổ sung thêm các biện pháp chăm sóc người bệnh, đặc biệt đối với những người có suy giảm miễn dịch, cần được cách ly dài để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, phòng bệnh bằng vắc-xin và sử dụng Immunoglobulin dự phòng sau phơi nhiễm cũng được nhấn mạnh như những biện pháp quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc sởi.
Việc tiêm phòng đầy đủ và kịp thời vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Mặc dù bệnh sởi có thể tự khỏi trong một số trường hợp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi.
PGS-TS.Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới, cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca mắc sởi ở người lớn, với các triệu chứng như sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
Tuy nhiên, không ít trường hợp diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não-màng não.
Những ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Hầu hết các trường hợp này đều chưa được tiêm phòng hoặc trước đó có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.
Khuyến cáo về tiêm vắc-xin, bác sỹ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC khuyến cáo những đối tượng sau nên đi tiêm vắc-xin phòng sởi sớm gồm nhóm có bệnh nền.
Cụ thể là những người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy thận, ung thư… dễ bị sởi tấn công và gây bội nhiễm, dẫn đến biến chứng nặng.
Phụ nữ mang thai: Virus sởi có thể gây biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Nếu mẹ mắc sởi vào cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm sởi tiên phát, viêm não xơ cứng bán cấp dẫn tới tử vong.
Phụ nữ nên tiêm vắc-xin ngừa sởi trước khi mang thai 3 tháng, tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng tùy từng loại vắc-xin để cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, không ảnh hưởng đến thai nhi. Vắc-xin còn giúp mẹ truyền kháng thể thụ động sang thai nhi, bảo vệ bé trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời, khi chưa đủ tuổi chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi.
Nhóm chưa có miễn dịch: Người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc-xin, nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc virus rất cao. Hầu hết người lớn mắc sởi có thể gặp triệu chứng nặng như sốt cao, ho, khó thở, viêm kết mạc…
Nếu không điều trị kịp thời, họ có thể trở thành nguồn lây cho những người khác trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt là nhóm có miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
Người lớn có thể chủng ngừa bằng các loại vắc-xin như vắc-xin sởi đơn giá (MVVAC-Việt Nam), hoặc vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-rubella (Priorix-Bỉ và MMR II-Mỹ). Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Tiêm đầy đủ hai mũi vắc-xin có hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%.
Vắc-xin vẫn là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời và phát hiện sớm là vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến chứng. Tăng cường nhận thức cộng đồng về việc tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe là chìa khóa để bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của bệnh sởi, bảo vệ những người dễ bị tổn thương và giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
Bộ Y tế khẩn thiết khuyến cáo người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng cách tiêm vắc-xin đầy đủ, khám chữa bệnh kịp thời và tham gia vào các chiến dịch phòng ngừa bệnh sởi để một xã hội khỏe mạnh và an toàn hơn.
-
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa -
Tạm dừng lưu thông hai loại phụ gia thực phẩm do vi phạm quy định ghi nhãn -
Tin mới y tế ngày 29/3: Việt Nam trong nhóm già hóa dân số nhanh nhất thế giới -
Nguy cơ của thực phẩm đường phố, cảnh báo mới từ Bộ Y tế -
Cảnh báo về vi phạm quy định khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân -
Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi -
Thông tin mới về việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/3
-
2 Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
3 Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng
-
4 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 4: Tổ đại bàng và cánh đồng cho ong mật
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu