
-
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19
-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
-
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện
-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
Được biết vừa qua căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình thực tế địa phương, một số tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả, như: Bắc Ninh, Bắc Giang đã xây dựng phương án vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo sản xuất như hình thức sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”.
![]() |
Ngày 12/8/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 6565/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống Covid-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh. |
Tuy nhiên, tại một số địa phương việc áp dụng mô hình phòng, chống dịch tương tự chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Điều này được phản ánh qua ghi nhận thực tế và những phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần có phương án thay thế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" theo hướng cho phép người lao động được đi làm từ nhà, doanh nghiệp được thay thế lao động để tăng quy mô sản xuất.
Tiếp thu các ý kiến nêu trên với phương châm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và đặc biệt dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
Đồng thời, chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghiệp, UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch và phương án phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn đảm bảo vừa an toàn phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế các địa phương cần tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ đối với người lao động theo hướng dẫn tại Quyết định 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế, cụ thể: Xét nghiệm sàng lọc hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca mắc Covid-19; xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc Covid-19.

-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc -
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe -
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch -
Tin mới y tế ngày 21/5: Không chủ quan khi mắc bệnh Basedow trong thời kỳ mang thai -
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện -
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao