-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì mô hình “3 tại chỗ” khoảng 1 tháng |
Hụt hơi vì bám theo “3 tại chỗ”
Ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí điện TP.HCM cho biết, doanh nghiệp chỉ có thể duy trì mô hình “3 tại chỗ” khoảng 1 tháng. Tâm lý của người lao động đã có những dấu hiệu và hành động thể hiện cho sự bức bối bởi ở lâu trong nhà máy và chịu kiểm soát khắt khe nhằm đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Nhiều lao động trong khu phong tỏa không thể tham gia “3 tại chỗ”. Trong khi đó, có những công nhân nếu cả 2 vợ chồng đều tham gia ăn, ở, làm việc tại doanh nghiệp thì không còn ai chăm sóc con nhỏ. Thêm vào đó, một số người có tâm lý lo sợ nhiễm Covid-19 nên chọn cách tạm ngưng làm việc, không tham gia “3 tại chỗ”.
Theo một số doanh nghiệp, họ đã phải chi ra rất nhiều tiền để đầu tư, tu bổ cơ sở vật chất làm nơi ăn chốn ở cho người lao động, nhưng công suất hoạt động cũng không thể đạt tối đa, mà chỉ ở mức 50%. Gánh nặng về các chi phí cố định có thể khiến doanh nghiệp không thể áp dụng mô hình “ 3 tại chỗ” trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo số liệu của Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM (FFA), 70% doanh nghiệp thuộc Hội đang gồng gánh giữ nhà máy hoạt động, song rất khó khăn. “Nếu “3 tại chỗ” trong 1 tháng với doanh nghiệp chừng 100 lao động thì có thể chịu nổi, còn với doanh nghiệp từ 300-1.000 công nhân là rất khó”, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA chia sẻ.
Không chỉ những vấn đề khó khăn trong doanh nghiệp, mà hoạt động lưu thông hàng hóa bên ngoài cũng khiến các chủ doanh nghiệp mệt nhoài do các quy định không đồng bộ. Đã có nhiều doanh nghiệp hội viên FFA phản ánh vấn đề dù xe chở hàng có QR Code, chở thực phẩm thiết yếu, nhưng vẫn không được cho phép qua chốt kiểm soát.
Theo quy định của UBND TP.HCM, trong khung giờ từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu thuộc nhóm được phép lưu thông. Nhưng nhiều doanh nghiệp vận chuyển thịt, trứng,... vẫn bị làm khó, xe không qua được dù có mã QR và báo với chốt là chở hàng thiết yếu.
Không nên gò bó vào một mô hình
Theo ông Đoàn Võ Khang Duy, mỗi ngành nghề hoặc thậm chí là tùy đặc thù doanh nghiệp cần có giải pháp thay thế, cải tiến cho mô hình “3 tại chỗ” để phù hợp hơn. Ngoài việc đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 minh bạch, đúng đối tượng, thì chính quyền địa phương có thể cân nhắc cho phép người lao động đã tiêm vắc-xin có thể di chuyển từ nhà máy về nhà riêng.
Tương tự, ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho rằng, để tiếp tục duy trì mô hình “3 tại chỗ”, cần thay đổi một số quy định, đặc biệt phải giải tỏa ách tắc trong quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất… Nếu hoạt động vận chuyển bị ách tắc, không biết khi nào hàng hóa được lưu thông thì doanh nghiệp không thể duy trì nhà máy hoạt động.
“Vấn đề lưu thông hàng hóa vẫn duy trì theo lối xin cho, khi ra quy định về luồng xanh thì càng làm tắc thêm. Chúng tôi đề xuất cần bỏ quy định về luồng xanh. Thay vì quy định nhóm hàng thiết yếu thì quy định trừ các hàng hóa, dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, còn tất cả hàng hóa đều được lưu thông bình thường”, ông Chánh Phương kiến nghị.
Liên quan đến đề xuất tìm kiếm mô hình phù hợp hơn mô hình “3 tại chỗ”, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực TP.HCM cho rằng, đến lúc này, Thành phố có 2 phương thức sản xuất an toàn là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”, nhưng không nên chỉ gò bó vào 2 phương thức này, mà các doanh nghiệp có thể đề xuất với Thành phố mô hình khác phù hợp với đặc thù của mình hơn. Sau đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cùng cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định.
“Ngoài ra, TP.HCM có nhóm xử lý nhanh các vướng mắc của doanh nghiệp. Nhóm này sẽ ghi nhận những đề xuất của doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của lãnh đạo các hiệp hội… để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất”, ông Phan Văn Mãi nói.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025