-
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Tin mới y tế ngày 7/1: Dấu hiệu mắc bệnh tự miễn hiếm gặp -
Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn
Mặc dù ô nhiễm không khí có chu kỳ theo mùa và chịu ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, nhưng dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mức độ ô nhiễm đang gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Ô nhiễm không khí cũng có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và sức khỏe tâm thần. |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch và đột quỵ. Ô nhiễm không khí cũng có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và sức khỏe tâm thần.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã xây dựng các khuyến cáo nhằm giúp người dân thực hiện các biện pháp dự phòng khi chất lượng không khí xuống thấp.
Các khuyến cáo này được đưa ra dựa trên chỉ số chất lượng không khí AQI, từ đó giúp người dân nắm rõ tình trạng ô nhiễm không khí và có hành động phòng ngừa hợp lý.
Theo khuyến cáo, người dân cần thường xuyên theo dõi chất lượng không khí trên các trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Thường xuyên đeo khẩu trang đạt chất lượng và đúng quy cách khi ra ngoài, đặc biệt là khi không khí ô nhiễm.
Vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp và thông thoáng không gian sống, sử dụng khẩu trang và kính bảo vệ mắt khi vệ sinh nếu không khí ô nhiễm.
Hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, củi: Thay thế bếp than tổ ong, củi bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga để giảm phát thải khí ô nhiễm.
Trồng cây xanh: Cây xanh giúp giảm bụi và làm sạch không khí trong khu vực sống. Bỏ thuốc lá: Người hút thuốc lá cần bỏ thuốc hoặc hạn chế hút, không hút thuốc trong nhà.
Khám sức khỏe định kỳ: Người dân nên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe khi chất lượng không khí ở các mức khác nhau: Khi AQI ở mức trung bình (51 - 100). Người bình thường: Có thể tham gia các hoạt động ngoài trời mà không hạn chế.
Người nhạy cảm: Giảm thời gian hoạt động ngoài trời, tránh các hoạt động vận động gắng sức. Nếu có triệu chứng như khó thở, ho hoặc sốt, cần đến ngay cơ sở y tế.
Khi AQI ở mức kém (101 - 150): Người bình thường: Giảm thời gian hoạt động ngoài trời, tránh các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như đường phố đông đúc, công trường xây dựng, khu vực công nghiệp.
Người nhạy cảm: Hạn chế ra ngoài, vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng bệnh cần đến bệnh viện.
Khi AQI ở mức xấu (151 - 200): Người bình thường: Hạn chế hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động cần sức lực như thể dục thể thao. Nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe máy hoặc xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Người nhạy cảm: Tránh ra ngoài trời hoặc chỉ ra ngoài khi cần thiết. Nên sử dụng khẩu trang ngăn bụi mịn và rửa mũi, súc họng, vệ sinh mắt thường xuyên.
Khi AQI ở mức rất xấu (201 - 300): Người bình thường: Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, ưu tiên các hoạt động trong nhà. Nếu ra ngoài cần sử dụng khẩu trang chống bụi mịn và hạn chế tối đa tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Người nhạy cảm: Tránh hoàn toàn các hoạt động ngoài trời, ở trong nhà với cửa sổ đóng kín, và chỉ ra ngoài khi không thể tránh được. Cần theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện nếu có triệu chứng cấp tính.
Khi AQI ở mức nguy hại (301 - 500): Người bình thường và người nhạy cảm: Hạn chế tuyệt đối mọi hoạt động ngoài trời. Đóng cửa sổ và cửa ra vào để tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Theo dõi sức khỏe chặt chẽ, nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ho, sốt cần đến ngay cơ sở y tế.
Ngoài ra, các trường học có thể cho học sinh nghỉ học nếu AQI ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tiếp hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp.
Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
-
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công -
Việt Nam tạo dựng kỷ lục ghép tạng: Thành công vượt bậc và những cơ hội mới -
Cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B -
Ám ảnh ngộ độc rượu chứa methanol -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 7/1: Dấu hiệu mắc bệnh tự miễn hiếm gặp
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”