-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ngày 26/7, Bộ Y tế ban hành công văn số 5967 thu hồi Công văn số 5944/BYT-YDCT ngày 24/7 về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo Bộ Y tế, lý do thu hồi là do có một số nội dung chưa phù hợp.
Bộ Y tế thu hồi văn bản nêu tên 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19. |
Một số nội dung chưa phù hợp mà Bộ Y tế nói đến phải chăng chính là việc tại Công văn 5944/BYT-YDCT, Bộ này liệt kê danh sách 12 loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.
Ngày 25/7, sau khi văn bản được phát hành, nhiều dược sĩ đã lên tiếng phản ứng cho rằng, chưa có các nghiên cứu cụ thể nào về việc này, Bộ Y tế dựa vào đâu, luận điểm nào để công bố danh sách 12 loại thuốc, thực phẩm chức năng và khẳng định có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đặc biệt, nhiều dược sĩ phản ảnh về sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất. Đây là sản phẩm được quảng cáo phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, mất thăng bằng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay...), vậy mà lại được nằm trong danh sách sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19.
Danh mục 12 sản phẩm Bộ Y tế công bố đã vấp phải sự phản ứng gồm:
1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an);
2. Viên nang Kovir (Công ty cổ phần Sao Thái Dương);
3. Bạch địa căn (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an);
4. Siro Viêm họng (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an);
5. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an);
6. Siro Ngân kiều (Viện Y học cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng);
7. Hạnh tô (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương);
8. Vệ khí khang (Viện Y học cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng);
9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất);
10. Imboot;
11. Xuyên tâm liên;
12. Nasagast - KG
Ngoài ra, tại Công văn số 5944/BYT-YDCT Bộ Y tế cũng hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.
Các thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu do bệnh viện bào chế và do các cá nhân, tổ chức ủng hộ được sử dụng điều trị cho người bệnh nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, cho các đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại đơn vị, địa phương.
Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm từ dược liệu nếu đáp ứng các điều kiện chế biến, bảo chế theo quy định.
Bộ này cũng sẽ xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh vi phạm về quy chế chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; quảng cáo không đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, đầu cơ tăng giả dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm sản xuất từ dược liệu.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp.
Không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19 kèm theo danh mục nói trên. Chi phí chế biển, bảo chế thuốc cổ truyền và chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025