Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
Bơm tín dụng để "kích" GDP?
P.V - 14/07/2017 14:25
 
Nên hay không nên đẩy mạnh cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng 6 tháng cuối năm là một trong những vấn đề được bàn luận tại Hội thảo "Chính sách Tài chính - tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017" do Học viện chính sách và Phát triển (Bộ KH&ĐT) tổ chức sáng nay (14/7).

 Vẫn còn dư địa tăng cung tiền

TS Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng Khoa Tài chính-Tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển cho hay, nghiên cứu về tác dộng cung tiền (M2) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm qua cho thấy, cung tiền tăng sẽ tác độ tích cực tới tăng trưởng với độ trễ khoảng 2 quý. Trong ngắn hạn, khi tăng cung tiền lạm phát sẽ tăng cao và nhanh. Nhưng nếu tăng cung tiền ở mức hợp lý sẽ giúp ổn định và kiểm soát lạm phát.

Trong 6 tháng đầu năm nay, cung tiền mới đạt 5,7%, thấp hươn nhiều so với mục tiêu cả năm là 16-18%. Vì vậy, vẫn còn dư địa để tăng cung tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Liên quan đến cung tiền, các chuyên gia đánh giá, không nên kìm chế lạm phát thấp đến mọi mức có thể. Ở nước ta, lạm phát ở mức 3-4% là phù hợp, vừa đảm bảo ổn định vĩ mô, vừa kích thích phát triển.

Cũng theo đánh giá của Học viện, tín dụng có đóng góp rất lớn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP ở nước ta là 140%. Do đặc thù của kinh tế Việt Nam, tín dụng ngân hàng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khoảng 10,6% với độ trễ 2 quý, 19,7% với độ trễ 3 quý…

Do đó, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm là hạn chế, do độ trễ của tăng trưởng tín dụng đến GDP là khoảng một năm.

Không nên ồ ạt bơm vốn

Đánh giá tín dụng và cung tiền tác động lớn đến tăng trưởng, song ông Hoát khẳng định, việc tăng cung tiền phải thận trọng, trên cơ sở lựa chọn được kênh phù hợp. Tăng trưởng tín dụng cũng phải đi đôi với chất lượng tín dụng để hạn chế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.  

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, ở nước ta, tăng trưởng tín dụng đóng góp lớn vào GDP, song thực tiễn cho thấy, nếu lạm dụng, tăng tín dụng quá nóng, nền kinh tế sẽ phải trả giá lớn.

Về động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN mới đây, các chuyên gia đánh giá đây là động thái tích cực nhằm hỗ trợ nền kinh tế phát triển.Tuy vậy, việc giảm lãi suất chưa hẳn là tín hiệu nới lỏng tiền tệ mà chỉ hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Thực tế, NHNN chỉ giảm lãi suất lĩnh vực ưu tiên và lãi vay ngắn hạn. Lãi suất huy động vẫn giữ nguyên.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, tín dụng tăng trưởng 18% hiện nay đã là khá “nóng”, tiềm ẩn rủi ro, không nên cố đẩy tín dụng lên cao nữa.

Hơn nữa, trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh hơn huy động vốn, cộng với tín dụng ngoại tệ tăng mạnh những tháng đầu năm đang gây áp lực lên thanh khoản.

Trong bối cảnh này, TS. Lực khuyến cáo, cung tiền và tín dụng 6 tháng cuối năm chỉ mở rộng ở mức hợp lý (16-18%), đảm bảo thanh khoản hệ thống, xem xét lùi thời hạn áp dụng Thông tư 06 (về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn), tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phố hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ…

Hàng loạt ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay
Sau khi NHNN giảm lãi suất điều hành cuối tuần qua, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VPBank, LienVietPostBank cũng rầm rộ công bố giảm lãi suất cho vay...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư