-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Locus Robotics. Nguồn: techinsider.io |
Sự xuất hiện của người máy (robot), từ các phòng thí nghiệm đến nhà máy, bệnh viện và cửa hàng bán lẻ đã không còn trở nên quá xa lạ, nhất là ở các quốc gia công nghiệp phát triển.
Tin tức cho hay nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đang “chạy đua” trong việc mua lại các công ty công nghệ và rót vốn vào ngành sản xuất robot.
Theo số liệu của trang The Robot Report, trong sáu tháng đầu năm 2016, 56 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất robot đã huy động được 427,5 triệu USD vốn đầu tư, và 20 thương vụ M&A được ghi nhận với tổng giá trị các thỏa thuận đạt 4,53 tỷ USD.
Với tốc độ tăng trưởng 17%/năm, giá trị của thị trường robot sẽ đạt 135 tỷ USD vào năm 2019, theo nhận định của công ty nghiên cứu công nghệ IDC.
Sự bùng nổ lĩnh vực sản xuất robot đang diễn ra rất mạnh ở châu Á, nhất là tại Nhật Bản và Trung Quốc - những quốc gia đang nỗ lực tái cơ cấu lĩnh vực chế tạo.
Mặc dù dòng vốn chảy vào lĩnh vực robot vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, không thể phủ nhận xu hướng phát triển nền kinh tế trong tương lai sẽ dựa trên nền tảng công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thống kê của công ty nghiên cứu IFI Claims cho thấy số lượng bằng sáng chế liên quan tới công nghệ robot hàng năm đã tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm trở lại đây.
Các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 35% hồ sơ bằng sáng chế liên quan đến công nghệ robot trong năm ngoái, nhiều gấp đôi các đối thủ từ Nhật Bản.
Đáng chú ý, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc vung tiền mua hàng loạt công ty công nghệ robot ở phương Tây, như thương vụ tập đoàn điện máy gia dụng Midea thâu tóm 95% cổ phần của Kuka, doanh nghiệp chuyên về sản xuất robot công nghiệp của Đức.
Trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, cơn sốt đầu tư sản xuất robot cũng đang diễn ra. Quỹ tài chính quốc gia Tsinghua Holdings, được thành lập vào năm 2003, thuộc Đại học Tsinghua đã khởi động hai dự án được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hồi tháng Sáu vừa qua ở Thiên Tân.
Những dự án này tập trung hỗ trợ công ty khởi nghiệp và giúp thương mại hóa các công trình nghiên cứu khoa học.
Trước đây, hầu hết robot được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp với chi phí đắt đỏ.
Chúng thường được sử dụng trong các dây chuyền lắp ráp để thực hiện các công việc được lập trình sẵn với độ chính xác cao.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế thêm nhiều loại robot mang tính ứng dụng cao, với chi phí rẻ hơn và linh hoạt hơn (từ những chiếc xe tự hành và máy bay do thám không người lái cho đến những “người máy,” có thể nhận biết và thích ứng với môi trường, hỗ trợ con người trong các ngành dịch vụ).
Ví dụ như Tug là một robot được thiết kế để di chuyển đồ vật xung quanh bệnh viện, Savioke - chuyển đồ ở khách sạn - và Locus Robotics hoạt động trong các kho hàng.
Cũng giống như sự ra đời của máy tính, kỷ nguyên robot không những cải thiện năng suất lao động mà còn hứa hẹn đem lại tiện ích cho con người trong mọi lĩnh vực đời sống.
Giới quan sát nhận định lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất robot sẽ tiếp tục là thị trường công nghệ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới, nhất là khi ngày càng nhiều người máy với trí tuệ nhân tạo “bước ra” từ các phòng thí nghiệm.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"