-
Sắp khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố Hà Nội -
Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu trong phát triển của Thủ đô Hà Nội -
Ứng dụng iHanoi cán mốc 16 triệu lượt truy cập -
Chuyển đổi số: Đầu tư phải đúng mục tiêu nếu sai sẽ là một dạng lãng phí -
Thông tin về thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của Temu -
Kết nối start-up và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên AI tạo sinh
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.
Tại Thông báo, Phó thủ tướng biểu dương nỗ lực của các bộ, địa phương đã vượt qua khó khăn, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đồng thời ghi nhận vai trò tham gia của các cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn kịp thời thông tin các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai một số nhiệm vụ của bộ, địa phương còn chậm làm ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách chung của Chính phủ.
Để khắc phục các hạn chế trên, Phó thủ tướng đã đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Cụ thể, về cải cách các quy định, thủ tục hành chính, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022, Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, nhận diện và xây dựng danh mục thủ tục hành chính nội bộ thực hiện tại bộ, địa phương trong văn bản do bộ, cơ quan tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/5/2024 để tổng hợp, gửi các bộ, địa phương công bố, rà soát.
Các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ để cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính nhằm thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo danh mục tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 5/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp.
Cấu trúc lại quy trình các thủ tục hành chính, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Về cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính, các bộ, ngành, địa phương:
- Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính theo quy định; 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cấu trúc lại quy trình các thủ tục hành chính, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
- Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và đẩy mạnh việc khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa. Kịp thời rà soát, nâng cấp các trang thiết bị đầu cuối tại bộ phận một cửa các cấp đáp ứng yêu cầu số hóa, tái sử dụng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ.
- Rà soát, nâng cấp các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
- Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Định kỳ hằng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng hoàn thiện, tích hợp, cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với nhóm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu/bổ sung/tạm vắng/chuyển đi, chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo tiến độ đề ra tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nâng cấp, hiệu chỉnh Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung để thực hiện đồng bộ tại các Cơ quan đại diện và Bộ Ngoại giao theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 6/2024.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện.
Nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia
Văn phòng Chính phủ khẩn trương nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu, thanh toán trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương cũng như khả năng trải nghiệm, tương tác với người dùng.
UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa; tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Cơ quan thường trực Tổ công tác - Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn gửi Tổ công tác; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý tháo gỡ những vướng mắc, bất cập theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ - Tổ trưởng Tổ công tác xem xét chỉ đạo.
-
Kinh tế đô thị đang đóng góp khoảng 70% GDP cả nước -
Ứng dụng iHanoi cán mốc 16 triệu lượt truy cập -
Luật hóa quy định chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới -
Chuyển đổi số: Đầu tư phải đúng mục tiêu nếu sai sẽ là một dạng lãng phí -
Zalopay QR Đa Năng cung cấp dịch vụ thanh toán cho hàng triệu du khách quốc tế -
Thông tin về thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của Temu -
VNPT tiên phong siêu công nghệ, kiến tạo cuộc sống số
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam