
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
![]() |
Các Bộ trưởng Tài chính G7 đang nhóm họp tại London (Anh) dự kiến đồng ý về nguyên tắc để thay đổi cơ sở của luật thuế doanh nghiệp quốc tế lần đầu tiên sau 1 thế kỷ. Kế hoạch lịch sử này nhằm mục đích buộc các tập đoàn lớn nhất thế giới phải trả nhiều thuế hơn tại các quốc gia nơi họ kinh doanh, không chỉ nơi các tập đoàn này đặt trụ sở chính.
Phát biểu với BBC, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết ông "hoàn toàn tin tưởng" việc sẽ đạt được một thỏa thuận "thực sự làm thay đổi thế giới". Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng cho biết các bộ trưởng đang gần tiến sát tới một "thỏa thuận lịch sử" và thế giới sẽ thấy G7 vẫn là một lực lượng toàn cầu trong việc xác định luật chơi trong trật tự quốc tế ở thế kỷ 21.
Dự kiến, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 sẽ đưa ra tuyên bố chung trong ngày 5/6, nêu rõ lập trường chung của G7 cũng như ủng hộ lời kêu gọi của chính quyền Mỹ cả về chế độ thuế toàn cầu đối với những tập đoàn lớn nhất thế giới và tỷ lệ thuế toàn cầu tối thiểu.
Trong khi đó, hiện một số nguồn tin thân cận cho biết G7 đang thúc đẩy các cuộc đàm phán về mức thuế tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15%. Hãng tin Bloomberg cho hay tỷ lệ ít nhất là 15% sẽ phù hợp với một đề xuất mà Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra hồi tháng trước.
Bloomberg cho hay hiện vẫn chưa rõ liệu một tỷ lệ cụ thể có được đưa vào tuyên bố của G7 hay không, trong khi dự thảo tuyên bố mà Reuters đưa tin hồi đầu tuần không đề cập đến tỷ lệ cụ thể.
Từ năm 2013, các nước đã đàm phán để tìm kiếm một hiệp định về thuế quốc tế. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 diễn ra trong bối cảnh Nhóm 20 nền kinh tế G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đang tiến hành đàm phán về các vấn đề thuế quốc tế, bao gồm thuế tối thiểu toàn cầu. G20 hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận vào tháng 7 tới.
Khó khăn đã thể hiện rõ ràng trong quá trình đàm phán, đặc biệt là về việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ. Tuy nhiên, triển vọng về thỏa thuận đã tăng lên đáng kể sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền vào đầu năm nay và đã đưa ra các đề xuất mới. Hiện Washington đánh giá 1 thỏa thuận về mức thuế tối thiểu toàn cầu là cách để chấm dứt "cuộc đua xuống đáy" về thuế doanh nghiệp, đồng thời coi thỏa thuận là cách để giúp các tập đoàn Mỹ duy trì cạnh tranh, nếu Mỹ tăng thuế doanh nghiệp.
Cho đến nay vẫn chưa có một mức thuế tối thiểu toàn cầu, và theo tạp chí The Hill, một thỏa thuận như vậy sẽ khuyến khích các quốc gia thiết lập cơ chế để đảm bảo rằng các tập đoàn phải trả mức thuế tối thiểu đối với thu nhập từ nước ngoài.

-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt