Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA giai đoạn 2016-2020
Thanh Huyền - 30/01/2016 08:19
 
Vốn vay ODA thời kỳ 2016-2020 sẽ tập trung sử dụng cho lĩnh vực hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, bảo vệ môi trường...

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020" (Đề án ODA 2016-2020).

Vốn ODA giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng (Ảnh: Vidifi)
Vốn ODA giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng (Ảnh: Vidifi)

Đề án ODA 2016-2020 là văn bản thể hiện chính sách của Chính phủ nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Đề án ODA 2016-2020 bao gồm các định hướng chiến lược, chính sách, các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ đã được ký kết đồng thời huy động các khoản viện trợ mới để gối đầu cho thời kỳ sau năm 2020.

Đề án này được phê duyệt là cơ sở để các ngành, các cấp huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020 và làm căn cứ để các nhà tài trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam ở cấp khu vực, quốc gia, cấp Bộ, ngành và địa phương. Đồng thời cũng nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.

Những lĩnh vực ưu tiên thu hút

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ 2016-2020 là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chương trình, dự án này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đồng thời, cần có các chính sách và giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo và lĩnh vực ưu tiên đề ra trong Đề án này để tạo nguồn vốn gối đầu và các tiền đề bền vững cho giai đoạn sau năm 2020.

Những lĩnh vực ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 là hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường năng lực quản lý nhà nước; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Đề án ODA 2011-2015 được ban hành theo Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã được tổ chức thực hiện thành công, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 như quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ tiếp tục được tăng cường và phát triển; nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội...
Vốn ODA Nhật Bản trở lại
Sau khi hạ xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua vào năm 2014, tổng mức ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam trong năm tài khóa 2015 đã được tăng lên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư