-
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng -
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu -
Bình Định: Nhiều trụ sở công không sử dụng tại Quy Nhơn chờ xử lý -
Chủ động ứng phó, quản trị với các thách thức an ninh phi truyền thống -
9 đội bóng tranh tài tại vòng chung kết Press cup 2024 -
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao?
Trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk đợt I, II, III năm 2022 cho các chủ thể. (Ảnh: Xuân Bách) |
Ngày 14/8, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị Tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023.
Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai thực hiện một cách chủ động, đảm bảo đồng bộ, rộng khắp tại các địa phương.
Tỉnh Đắk Lắk đã công nhận cho 143 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Trong đó có 19 sản phẩm đạt 4 sao, 123 sản phẩm đạt 3 sao, một sản phẩm tiềm năng 5 sao. Sản phẩm OCOP được triển khai tại 57 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của Nhân dân.
Qua Chương trình OCOP đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo bứt phá đi lên, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế triển khai tại Đắk Lắk cho thấy, các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là để nâng cao về năng lực quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm.
Ngoài ra, quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu OCOP của tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến các thông tin về Chương trình OCOP, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế khu vực nông thôn; chuyên đề “Bản chất Chương trình OCOP; trách nhiệm của hệ thống chính trị trong triển khai Chương trình OCOP; bài học kinh nghiệm, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2023-2025”…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Xuân Bách) |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
Đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong việc tuyên truyền phát triển sản phẩm, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối với sản phẩm OCOP, đồng thời cần xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Do vậy, trước hết phải tập trung hướng dẫn, hỗ trợ cho các sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP của các huyện, thị xã, thành phố trong năm 2023 theo quy định mới của Bộ tiêu chí OCOP quốc gia;
Khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình về sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng thương hiệu, marketing và quảng bá, phát triển sản phẩm cho các các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP năm 2023; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP;
Đồng thời, thực hiện tốt việc hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP, đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của các địa phương; khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm...
“Thông qua Hội nghị sẽ thúc đẩy Chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, góp phần hoàn thành mục tiêu có 200 sản phẩm OCOP vào năm 2025 và 300 sản phẩm OCOP vào năm 2030 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy Đắk Lắk”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, tỉnh Đắk Lắk đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk đợt I, II, III năm 2022 cho 45 chủ thể, trong đó có 9 chủ thể sản phẩm OCOP có sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao và 36 chủ thể sản phẩm OCOP có sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao.
Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình đã tạo sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai thực hiện một cách chủ động, đảm bảo đồng bộ, rộng khắp tại các địa phương. Tính đến ngày 30/4/2023 đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; có 5.069 chủ thể OCOP. Trong Quý II năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đánh giá và công nhận OCOP 5 sao cho thêm 22 sản phẩm của 12 chủ thể của 9 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia Chương trình OCOP.
-
Cơ hội sở hữu vé xem concert 3 Anh Trai Say Hi từ MobiFone -
Thưởng thức món ngon tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 -
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao? -
NovaWorld Phan Thiet chinh phục dàn nam vương Mr World từ nơi ăn, chốn ở, chỗ chơi -
Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo -
Việc dạy thêm của giáo viên được quy định ra sao? -
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"