Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
Cách doanh nhân Nhật đối phó với áp lực cuộc sống tại Việt Nam
P.V - 05/07/2019 07:43
 
Nhật Bản là quốc gia rót vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với 1.800 doanh nghiệp. Bằng cách nào đó, họ đang lan tỏa phong cách làm việc, cũng như lối sống bảo vệ sức khỏe của xứ anh đào tại mỗi nơi đặt chân đến.

Kawaguchi (45 tuổi) theo cha đến Việt Nam từ năm 1995. Cha ông khi đó nhập khẩu cây cảnh, hạt giống... từ Việt Nam vào Nhật, do nông sản quê hương rất đắt đỏ. Nhưng 25 năm sau, Kawaguchi mở công ty chuyên xuất khẩu nông sản từ Nhật sang Việt Nam. 

Công việc của Kawaguchi rất bận rộn. Bởi nền kinh tế Việt Nam càng phát triển, lượng khách hàng Nhật muốn tìm hiểu về thị trường ngày càng nhiều hơn. Cuộc sống dĩ nhiên bộn bề áp lực, lâu lâu Kawaguchi có hút thuốc và uống chút rượu, song ông vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh tuổi tứ tuần. 

Kawaguchi thường làm gương và nhắc nhở nhân viên: “Bớt ăn uống dầu mỡ và năng tập thể dục”. Ngoài ra, nên uống nhiều nước thải độc cơ thể. Ba thói quen đơn giản đó, nhưng đã giúp người Nhật sống khoẻ mạnh trường thọ hàng thập kỷ qua. 

Nhật Bản còn nổi tiếng với món Natto (đậu nành lên men) lịch sử 1.200 năm, có khả năng phòng đột quỵ. Có hơn 20 nghiên cứu chứng minh Natto chứa enzym nattokinase, tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần enzym plasmin của cơ thể, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Hiểu điều này, Kawaguchi đã nhập khẩu Natto và phân phối đến các nhà hàng Nhật, nhằm quảng bá món ăn tới thực khách Việt. 

“Tôi ăn Natto mỗi ngày, thậm chí tặng cho nhân viên. Món ăn này tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ phòng đột quỵ. Tôi hay ăn chung với kimchi để nâng cao giá trị dinh dưỡng món ăn. Ngoài ra, có thể trộn với trứng sống, cá khô nhỏ, mè, rong biển và ăn kèm cơm trắng”, vị doanh nhân bật mí cách ăn ngon.

Tuổi 45 đối mặt với nhiều áp lực, nên đôi khi Kawaguchi rủ vợ "trốn" con đi ăn hàng. Cả hai sẽ cùng tâm sự chuyện gia đình, hỗ trợ nhau giải quyết công việc của đôi bên. Để cân bằng cuộc sống, ông còn nhận làm huấn luyện viên bóng chày cho học sinh Việt mỗi cuối tuần.

Nếu Kawaguchi đã sống ở Việt Nam 20 năm, thì ông H.Abe - Phó giám đốc một công ty Nhật vẫn chưa quen lối sống mới, sau 2 tháng sang Việt Nam. Vị doanh nhân thường xuyên đi lại giữa hai nước, song điều đó không khiến ông stress bằng việc kinh doanh. Phải nhanh chóng ra quyết định sống còn cho công ty, khi bản thân chưa từng trải qua, mới là khoảnh khắc đấu trí căng thẳng nhất của doanh nhân H.Abe.

Càng ở đỉnh cao sự nghiệp, áp lực càng lớn. Công việc hiện tại bận rộn và căng thẳng đến mức, hơn 10 năm nay, ông H.Abe chưa từng nghỉ đủ số ngày phép để ở bên gia đình. Cùng với stress, vị doanh nhân còn bị huyết áp cao, yếu tố hàng đầu gây đột quỵ. “Tôi rất sợ đột quỵ, tôi có gia đình và muốn sống hạnh phúc, khỏe mạnh bên họ”, H.Abe nói.

“Vì tôi bị huyết áp cao, nên tôi luôn cố gắng ăn Natto trong mọi bữa tối phòng đột quỵ. Ở Nhật Bản, mọi người mách nhau ăn Natto vào buổi tối sẽ rất hiệu quả để cải thiện lưu thông máu. Đặc biệt, ăn Natto lạnh với xà lách, cỏ biển... sẽ nhiều dưỡng chất hơn là hâm nóng lên”, ông H.Abe chia sẻ bí quyết của mình.

Natto mùi như phô mai, người Việt ăn lần đầu sẽ sợ hãi như ăn sầu riêng. H.Abe mách nước, ăn Natto với nước tương hoặc súp “tsuyu-no-moto” sẽ rất ngon miệng. Theo thói quen, vợ doanh nhân không bao giờ quên bày biện Natto trên bàn, nêm rất ít muối phòng huyết áp chồng tăng cao.

.

TPBVSK "NattoEnzym – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường).

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

.
Nhiều người sống đến 40 tuổi vẫn nhầm lẫn say nắng với đột quỵ
Đột quỵ có thể gặp ở bất kỳ nhiệt độ nào, là khi từ ngoài trời vào phòng máy lạnh. Say nắng chỉ xảy ra khi ở ngoài trời nắng, thân nhiệt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư