
-
Bình Định nghiên cứu khai thác cát nhiễm mặn tại Đầm Thị Nại để phục vụ san nền
-
Hà Nội quy định mới về lập, phê duyệt và bố trí kinh phí sửa chữa tài sản công
-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM
-
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
Điểm mới đáng chú ý
Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đang được Quốc hội cho ý kiến.
Dự thảo đã xây dựng chính sách cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu. Theo đó, người làm nghiên cứu được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hoá, được phép tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp.
Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất mức tối thiểu 30% cho nhà khoa học và cá nhân liên quan, nhưng có ý kiến đề nghị xác định khung tỷ lệ cụ thể, khuyến khích tự thỏa thuận dựa trên vốn góp.
Theo quy định hiện hành, Nhà nước là chủ sở hữu của các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Việc giao các kết quả này cho tổ chức chủ trì để thương mại hóa kết quả nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định giá kết quả nghiên cứu để hoàn trả kinh phí vào ngân sách nhà nước, trong khi kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ là sản phẩm sáng tạo, chưa có trên thị trường và trong nhiều trường hợp, kết quả chưa trở thành sản phẩm, hàng hóa, mà cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
“Đây cũng là điểm nghẽn lớn, kéo dài trong thời gian qua. Việc tổ chức chủ trì được sở hữu kết quả nghiên cứu sẽ tạo sự chủ động trong việc thương mại hoá, ngay sau khi kết thúc nghiên cứu. Nhà nước sẽ thu lại kinh phí đầu tư gián tiếp thông qua thuế, tạo việc làm cho xã hội. Đây là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện”, Phó thủ tướng Lê Thành Long đánh giá.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, một trong những điểm đột phá của Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi là tăng quyền tự chủ cho các tổ chức, cá nhân và chủ nhiệm đề tài trong triển khai nhiệm vụ, quản lý bộ máy, chi tiêu theo cơ chế khoán chi, nhưng đi kèm là yêu cầu nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch trong sử dụng nguồn lực.
Cần hành lang pháp lý đột phá hơn
Ông Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, điểm mấu chốt để thúc đẩy khoa học công nghệ chính là cơ chế phân chia lợi nhuận từ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Cơ chế này sẽ giúp tăng động lực sáng tạo, tạo thu nhập ổn định cho nhà khoa học. Đồng thời, người làm khoa học được góp sức vào doanh nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Trường đại học không thể lập nhiều doanh nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên cứu, mà cần sự hợp tác giữa hai bên. Do đó, Nhà nước cần tạo cơ chế hợp tác giữa nhà trường, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Dự thảo có 2 điều liên quan đến việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (Điều 26 và Điều 27).

Đại biểu Lê Quân kiến nghị coi đại học là trung tâm đổi mới sáng tạo, nơi tích hợp nghiên cứu và giảng dạy, không phân biệt nhà khoa học và nhà giáo.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đề xuất công nhận trường đại học là tổ chức khoa học, công nghệ và cho phép viên chức quản lý, điều hành.
Còn GS-TS. Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, cần sự đột phá hơn nữa, giao quyền nhiều hơn cho các tổ chức khoa học - công nghệ hoặc có tư tưởng mang tính rộng rãi hơn trong việc đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Theo kiến nghị của ông Phong, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa từ sản phẩm nghiên cứu khoa học của họ thông qua thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp thuộc trường đại học.
Tuy nhiên, Dự thảo cũng cần quy định rõ: Các nhà khoa học là viên chức có được điều hành hay tham gia thành lập doanh nghiệp hay không? Giao quyền định giá công nghệ cho ai? Phân chia quyền lợi giữa các bên và chủ sở hữu theo cơ chế, quy định nào?…
Đồng quan điểm, PGS-TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay, hiện tại, kết quả nghiên cứu thuộc quyền sở hữu nhà nước, nhưng việc triển khai lại do các nhà khoa học thực hiện. Tuy nhiên, vì kết quả này không được giao quyền sở hữu cho đơn vị chủ trì hoặc nhà khoa học, nên không thể thương mại hóa. Trong khi đó, quy định về định giá công nghệ cũng là một rào cản. Việc định giá một sản phẩm cụ thể, hữu hình đã khó, định giá một sản phẩm vô hình còn phức tạp hơn. Hiện nay, chưa có tổ chức chuyên nghiệp nào đảm nhiệm việc này, trong khi ở các nước khác, tổ chức định giá thường mang tính tư vấn, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người mua và người bán.
“Việc tác giả được hưởng tối thiểu 30% lợi nhuận đang chưa thống nhất với Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi (cho phép hưởng 15 - 20% nếu có đăng ký sáng chế). Theo quy định hiện hành, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, thì lợi nhuận sẽ được hoàn trả cho Nhà nước theo tỷ lệ đóng góp ngân sách. Nếu Nhà nước tài trợ 100%, thì toàn bộ lợi nhuận phải nộp lại, khiến các nhà khoa học không được hưởng gì. Điều này không khuyến khích họ tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu”, ông Dũng nói.

-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM -
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học -
Gấp rút hoàn tất thủ tục, cầu Tứ Liên sẽ khởi công đúng kế hoạch -
Dự án sân golf Huế bị chấm dứt, Thiên An còn 24 tháng để xử lý tài sản -
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024 -
Hải Dương: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?