Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho hoạt động mua sắm thường xuyên
Anh Ngọc - 01/09/2021 07:22
 
Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền hoặc kế hoạch, danh mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Thu Hà (TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi như sau: Chúng tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp, hàng năm chúng tôi sẽ gửi trình và được đơn vị cấp trên ra quyết định phê duyệt hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm, trong đó có danh mục các công việc thường xuyên được thực hiện của năm và dự toán riêng cho công việc đó.

Tôi muốn hỏi khi chúng tôi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các công việc đó thì quyết định phê duyệt giao kế hoạch hàng năm có được coi là "Quyết định mua sắm được phê duyệt" theo Điểm b Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 không? Hay chúng tôi phải trình xin phê duyệt quyết định mua sắm mới riêng cho từng công việc?

Nếu phải trình phê duyệt lại thì ai sẽ là người phê duyệt quyết định mua sắm (lãnh đạo đơn vị chúng tôi tự phê duyệt hay trình cấp trên)?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính, quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra, trường hợp cần thiết, bà có thể liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án do cơ quan nào thẩm định, phê duyệt?
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu, tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư