-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan
Bà Nguyễn Thị Kiều Duyên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ |
Hội thảo trực tuyến: Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Cần Thơ - Ấn Độ có phải là một trong những hoạt động thuộc nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường, kết nối giao thương và cung cấp thông tin mời gọi đầu tư vào Thành phố theo Kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế mà UBND TP. Cần Thơ ban hành vừa qua, thưa bà?
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài trong các tháng qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư mà Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ lên kế hoạch từ trước đã không thể thực hiện được, buộc phải hủy hoặc tạm dừng.
Với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sự kết nối với đối tác, phát triển thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Trung tâm đã chủ động thay đổi cách tiếp cận, đổi mới, sáng tạo trong công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các chương trình kế hoạch đã đề ra thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến.
Trong hoạt động xúc tiến, Trung tâm tập trung vào các thị trường trọng điểm, các nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề thu hút đầu tư của Thành phố thông qua các hình thức hội thảo, giao thương trực tuyến, kết nối với các thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp danh sách mặt hàng có nhu cầu xuất khẩu theo đề xuất của các quận, huyện, doanh nghiệp để các đơn vị này nghiên cứu, triển khai hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp.
Số liệu thương mại song phương của Việt Nam với Ấn Độ là 11,1 tỷ USD trong năm tài chính 2020-2021, trong đó nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam là 6,1 tỷ USD và xuất khẩu từ Ấn Độ sang Việt Nam là 5 tỷ USD.
Riêng đối với TP. Cần Thơ, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ ước khoảng 1,7 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là thủy - hải sản, may mặc, thép, nông sản và nông sản chế biến. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ ước khoảng 20,77 triệu USD, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dược, nông dược, thuốc thú y, phân bón, hóa chất, vải và một số mặt hàng khác như thuộc da, máy móc thiết bị.
Đồng thời, Trung tâm cũng vận hành Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư - Thương mại với 2 ngôn ngữ Việt và Anh (tại địa chỉ: https://diendan.canthopromotion.vn/ và https://forum.canthopromotion.vn) để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tham khảo thông tin về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại của Cần Thơ; kênh tương tác, thảo luận và trao đổi các thông tin liên quan đến đầu tư, thương mại và hội chợ tại Cần Thơ; tiếp nhận thông tin để các nhà đầu tư, doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Thành phố.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Hội thảo trực tuyến: Xúc tiến đầu tư, thương mại Cần Thơ - Ấn Độ, do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức vào ngày 16/11/2021 là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường, khôi phục dần hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế của Thành phố.
Một góc thành phố Cần Thơ Ảnh: Anh Khoa |
Bà có thể thông tin về chương trình và các nội dung chính của cuộc Hội thảo này ?
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thông qua phần mềm Zoom với điểm cầu chính từ Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM kết nối điểm cầu tại UBND TP. Cần Thơ, điểm cầu tại các doanh nghiệp Cần Thơ và doanh nghiệp Ấn Độ tham gia Hội thảo.
Hội thảo nhằm mục đích giới thiệu với các doanh nghiệp Ấn Độ những thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng, cơ hội đầu tư - thương mại và các chính sách hỗ trợ đầu tư - thương mại của TP. Cần Thơ; tìm hiểu nhu cầu đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp Ấn Độ để có thể đề ra các chiến lược thu hút đầu tư từ thị trường Ấn Độ, đồng thời kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác của hai thị trường Ấn Độ - Cần Thơ.
Thông qua Hội thảo, các bên sẽ cùng trao đổi, tìm hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư trên cơ sở đáp ứng lợi ích của doanh nghiệp hai bên, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp an toàn vượt qua đại dịch.
Về quy mô, dự kiến có khoảng 80 đại biểu tham dự Hội thảo, gồm: Đại diện Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM, đại diện lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ, lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ cùng với đại diện nhiều doanh nghiệp Cần Thơ và doanh nghiệp Ấn Độ.
Về chương trình Hội thảo, tại Phiên khai mạc, phía TP. Cần Thơ sẽ giới thiệu khái quát về tiềm năng, lợi thế, cơ hội hợp tác đầu tư - thương mại của Thành phố. Phía đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Ấn Độ sẽ thông tin về thị trường xuất nhập khẩu của Ấn Độ với Việt Nam, cùng với đó là trao đổi, chia sẻ từ đại diện doanh nghiệp Cần Thơ và doanh nghiệp Ấn Độ có hoạt động giao thương trong bối cảnh diễn ra đại dịch Covid-19 cũng như phục hồi kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó là Phiên kết nối doanh nghiệp - B2B được tiến hành theo 2 vòng, mỗi vòng có sự tham dự của 5 doanh nghiệp phía Cần Thơ và Ấn Độ...
Trong thời gian qua, quan hệ giao thương, hợp tác đầu tư giữa TP. Cần Thơ với Ấn Độ đạt kết quả như thế nào. Bà đánh giá ra sao về tiềm năng hợp tác giữa hai bên?
Trên bình diện quốc gia, bên cạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước, Việt Nam và Ấn Độ còn là đối tác thương mại lớn của nhau. Số liệu thương mại song phương của Việt Nam với Ấn Độ đạt 11,1 tỷ USD trong năm tài chính 2020-2021.
Riêng đối với TP. Cần Thơ, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ ước khoảng 1,7 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là thủy - hải sản, may mặc, thép, nông sản và nông sản chế biến. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ ước khoảng 20,77 triệu USD, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dược, nông dược, thuốc thú y, phân bón, hóa chất, vải và một số mặt hàng khác như thuộc da, máy móc thiết bị...
Về hợp tác đầu tư, lũy kế đến ngày 4/11/2021, Cần Thơ có 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.043 triệu USD từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp... Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn Thành phố chưa có dự án FDI cũng như các dự án ODA, NGO có vốn từ Ấn Độ.
Trong thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị giữa Cần Thơ với các cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Việt Nam không ngừng được tăng cường thông qua các chuyến thăm hỏi, giao lưu giữa lãnh đạo 2 bên thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, các số liệu nêu trên cho thấy quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa TP. Cần Thơ và các đối tác Ấn Độ chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ tốt đẹp đó.
Theo tôi, sự hạn chế đó lại là dư địa lớn, là cơ hội tốt để Cần Thơ và các đối tác Ấn Độ thúc đẩy quan hệ giao thương, hợp tác đầu tư, thương mại mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Ấn Độ là một nền kinh tế lớn, có tốc độ phát triển cao, là thị trường đầy tiềm năng với dân số gần 1,4 tỷ người; là quốc gia được xem là có tiềm lực về khoa học - công nghệ, với nhiều tập đoàn hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh là công nghệ thông tin, dược phẩm, phát triển hạ tầng, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, máy móc - thiết bị nông nghiệp, năng lượng tái tạo, giáo dục...
Trong khi đó, Cần Thơ với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, của ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, trung tâm y tế của vùng, đồng thời là đầu mối giao thương kinh tế quan trọng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước cũng như quốc tế...
Căn cứ thế mạnh và nhu cầu của địa phương, TP. Cần Thơ xúc tiến hướng phát triển hợp tác với Ấn Độ nói chung, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng trên các lĩnh vực đầu tư về công nghiệp chế biến, dự án Trung tâm logistics hạng II, lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển phần mềm...
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung TP. Cần Thơ với quy mô diện tích 200.219 m2.
Đánh giá cao kinh nghiệm và khả năng của doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực này, Cần Thơ quan tâm mời gọi các đối tác Ấn Độ đầu tư vào Khu công nghệ thông tin tập trung trên các lĩnh vực như: nghiên cứu, phát triển công nghệ phần mềm và nội dung số; sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử - viễn thông; cung ứng các dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông; đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin - truyền thông; dịch vụ chuyên gia và các dịch vụ hậu cần phục vụ cho sự phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung.
-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
-
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm