-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Những con số cho thấy sự tăng cao bất thường của số ca sốt xuất huyết ở người lớn cùng những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ sốt xuất huyết ở trẻ cũng đáng báo động càng cho thấy không nên chủ quan với chứng bệnh truyền nhiễm này.
Theo ghi nhận, hiện số ca mắc xuất huyết đang tiếp tục có dấu hiệu gia tăng tại nhiều địa phương.
Tại Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận đến gần 5.000 ca mắc sốt xuất huyết. Các chuyên gia lo ngại, tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay.
Cụ thể, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 10 năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đã tiếp nhận gần 2.300 trường hợp sốt xuất huyết người lớn điều trị ngoại trú và nội trú. Trong đó số ca bệnh nặng chiếm khoảng 30%.
Các hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường nơi sinh sống, thực hiện diệt muỗi, diệt loăng quăng định kỳ hàng tuần |
Nhiều trường hợp sốt xuất huyết người lớn ngay khi nhập viện đã vào sốc, thậm chí tái sốc đến lần thứ 3.
Các biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, xuất huyết nặng không hiếm. Nguyên nhân là do cộng đồng chưa quan tâm đúng mức đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, dẫn đến nhiều trường hợp phát hiện bệnh và nhập viện muộn.
Ngành y tế Cần Thơ dự báo số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh môi trường trong và diệt lăng quăng để phòng bệnh hiệu quả.
Còn tại TP.HCM, từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố ghi nhận 66.699 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021. Số ca sốt xuất huyết nặng là 1.477 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tuần 42 (từ ngày 10/10 đến 16/10), thành phố ghi nhận thêm 1.999 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 23,4% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca nội trú giảm 35,1% và ngoại trú giảm 13,1%.
Cũng trong tuần 42, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại quận Bình Tân, TP Thủ Đức. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 29 trường hợp, tăng 24 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo, năm nay, khoảng 75% trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Đối với dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc, PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra.
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng. Cụ thể, trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9, con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 250 ca.
Các bệnh nhân ghi nhận đa số tại các huyện ngoại thành, như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức và quận Long Biên… sau đó lan vào các quận nội thành như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai…
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc và nhập viện tăng vọt so với những năm trước. Nhiều chuyên gia lo ngại, trong tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Bên cạnh đó, thời tiết bắt đầu vào mùa Đông có nguy cơ bùng phát một số bệnh gây dịch khác như cúm, sởi, thủy đậu, adenovirus...
Ngành y tế khuyến cáo các địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình sốt xuất huyết, duy trì các hoạt động điều tra, giám sát côn trùng thường xuyên; giám sát sau xử lý ổ dịch phát hiện các điểm có chỉ số côn trùng cao, triển khai xử lý kịp thời các thôn có ca mắc bệnh bằng biện pháp là diệt loăng quăng và phun hóa chất.
Cùng với đó là huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, đặc biệt là người dân phối hợp với ngành y tế triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Thực hiện diệt muỗi, diệt loăng quăng định kỳ hàng tuần tại các thôn, tổ dân phố, địa bàn có ổ dịch, ca bệnh và các điểm có chỉ số côn trùng tăng cao. Các bệnh viện cần chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị, sẵn sàng thu dung, điểu trị kịp thời bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tích cực bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Người dân khi có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để nhanh chóng đến bệnh viện, như đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu, chảy máu chân răng, thở nhanh, mệt mỏi, bồn chồn… Riêng với bệnh sốt xuất huyết khi hạ sốt càng cần theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử