Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
CFM Investment nhượng quyền đào tạo gọi vốn cộng đồng
Hải Hà - 27/07/2018 16:28
 
Hôm nay, 27/7, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư CFM chính thức công bố cấp phép nhượng quyền chương trình đào tạo huy động gọi vốn cộng đồng CFM (Crownd Funding Mastery) cho Công ty cổ phần Đầu tư Đào tạo Kim Cương.
.
CFM đặt kỳ vọng sẽ tiếp cận được nhiều chủ doanh nghiệp hơn sau khi nhượng quyền đào tạo mô hình gọi vốn này.

Theo đó, Công ty Kim Cương sẽ được quyền tiếp nhận và đào tạo cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Hà Nội và TP.HCM theo mô hình huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư chỉ chiếm một tỷ lệ cổ phần rất nhỏ trong doanh nghiệp hoặc thậm chí không nắm giữ cổ phiếu công ty. Với mô hình này, chủ doanh nghiệp vừa có được nguồn vốn để phát triển kinh doanh vừa không bị bất kỳ nhà đầu tư nào chi phối hoạt động.

Lý giải nguyên nhân vì sao CFM quyết định nhượng quyền đào tạo cho Kim Cương, ông Nguyễn Quốc Trung, Chủ tịch CFM cho biết: “Chúng tôi muốn tách hoạt động tư vấn khỏi hoạt động đào tạo để phát triển tốt hơn. Chúng tôi cũng đặt kỳ vọng sau khi nhượng quyền đào tạo, mô hình gọi vốn này sẽ giúp được nhiều hơn nữa các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có năng lực, sản phẩm tốt có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào từ xã hội”.

Trước khi nhượng quyền đào tạo mô hình gọi vốn này, CFM đã đào tạo được cho khoảng 200 chủ doanh nghiệp theo mô hình gọi vốn này.

Nhận định về thị trường, ông Trung cho rằng, Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp với hơn 90% thuộc nhóm vừa và nhỏ, trong đó, nhiều công ty, tổ chức đi lên bằng việc phát triển kinh doanh cá nhân. Chủ những doanh nghiệp SMEs thường gặp vấn đề về nguồn vốn hoặc phải tìm đến ngân hàng khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp. Do vậy, thị trường cho mô hình gọi vốn này tại Việt Nam là rất lớn.

“Khác với mô hình gọi vốn truyền thống từ nhiều nhà đầu tư cá mập hoặc các quỹ đầu tư. Mô hình CFM sẽ tư vấn cho doanh nghiệp cụ thể làm sao chọn được nhà đầu tư phù hợp, gọi vốn được thành công mà vẫn kiểm soát và làm chủ quyền kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp này cũng được hướng dẫn những vấn đề liên quan về mặt pháp lý và các thủ tục, quy trình cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định; có thể nhân chuỗi, phát triển doanh nghiệp sao cho khách hàng trở thành cổ đông, tự góp vốn cho doanh nghiệp”, ông Trung nói.

Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận, mô hình này chỉ áp dụng với những doanh nghiệp đã phát triển, có thị trường mà không phải những doanh nghiệp startup.

Lý giải cho nhận định trên, ông Trung cho biết, để có thể huy động vốn theo mô hình này, chủ doanh nghiệp cần chứng minh năng lực của mình trước các nhà đầu tư thông qua 10 tiêu chí cụ thể liên quan tới doanh thu năm trước đó, vốn của nhóm sáng lập trước khi gọi vốn, tỷ lệ lợi nhuận/vốn, nợ cũ, tải sản bảo lãnh/vốn, doanh nghiệp hoạt động từ khi nào, hiện doanh nghiệp có bao nhiêu chi nhánh, sự biến động nhân sự và việc lan tỏa thương hiệu được thực hiện thế nào....

Ông Trung cũng khẳng định, những yếu tố trên cũng là tiêu chí mà CFM xem xét, lựa chọn chủ dự án gọi vốn có đủ điều kiện để gọi vốn  theo mô hình này không.

“Chúng tôi sẽ đưa ra những tính toán cụ thể dựa trên thang điểm 100, mỗi tiêu chí ứng với 10 điểm và thông thường chủ dự án đủ điều kiện gọi vốn phải đảm bảo ít nhất 60/100 điểm và doanh nghiệp phải có hoạch định con số cụ thể cần gọi vốn là bao nhiêu và chỉ được gọi đúng số vốn cần thiết này dựa trên bảng chi tiết cụ thể kế hoạch kinh doanh sau khi gọi vốn, tiền sẽ được sử dụng vào mục đích gì…..”, ông Trung khẳng định.

Tuy nhiên, ông Trung cũng cho rằng: “Gọi vốn cộng đồng cũng không khác gì gọi vốn truyền thống, nghĩa là nhà đầu tư có thể gặp rủi ro mất vốn, mặc dù chúng tôi đã kiểm soát rất chặt các tiêu chí để đảm bảo vốn góp của các nhà đầu tư nhỏ không gặp rủi ro. Tuy nhiên, cũng không hẳn không có dự án nào thất bại. Do vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ là chỉ nên góp 5-30% số tiền nhàn rỗi mà họ có vào mỗi dự án”.

Ông Trung cũng cho biết, mô hình gọi vốn này ở nước ngoài đã phát triển khá mạnh nhưng ở Việt Nam, mô hình này hiện vẫn còn mới. Mô hình này cũng có ràng buộc pháp lý khá cao và với những chủ dự án không gọi vốn theo đúng quy trình hoặc có dấu hiệu làm sai rất có thể sẽ bị khởi tố.

Gọi vốn đầu tư tư nhân tại 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Xác định mức lợi nhuận của nhà đầu tư
Những cơ chế ưu đãi cũng như chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư tư nhân tại 8 dự án theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) cao tốc Bắc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư