
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
Rào cản triển khai sản phẩm mới nằm trong Luật Doanh nghiệp
Chào bán và niêm yết cổ phiếu không có quyền biểu quyết (bao gồm cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại) là một trong 3 nội dung mới đáng chú ý của Dự thảo Nghị định quy định một số điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mở ra phương thức mới cho các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu huy động vốn ngoại cũng như các nhà đầu tư ngoại có nhu cầu sở hữu cổ phần của DN niêm yết hết room. Tuy nhiên, tại Hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo này vừa diễn ra tại TP.HCM, các thành viên thị trường muốn có thêm các giải pháp khác cho vấn đề này, bởi e ngại rằng, cổ phiếu không quyền biểu quyết không hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại.
![]() |
Còn quá sớm để đánh giá tác động của cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài |
Ông Trịnh Hoàng Giang, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, còn quá sớm để đánh giá tác động của cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn, như một số ngân hàng không nới room 100%. Có thể nhìn thấy trước thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp, vì đây không phải sản phẩm chuẩn như cổ phiếu thông thường. “Chúng ta phải suy nghĩ thêm công cụ mà một số thị trường khác đã làm, như cổ phiếu hạn chế của Malaysia, cổ phiếu vàng của Nhật Bản, NVDR của Thái Lan”, ông Giang nói.
Đây cũng là nguyện vọng của nhiều thành viên trên thị trường trong những năm gần đây. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã nghiên cứu và kiến nghị áp dụng NVDR từ lâu.
Ông Nguyễn Thành Long, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết: “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi gặp vướng mắc ở Điều 114 với nội dung là mỗi cổ phiếu có một quyền biểu quyết, tức là chúng ta không thể tăng hay giảm quyền của cổ phiếu được. NVDR là sản phẩm bị tước quyền biểu quyết của cổ phiếu mà trong khuôn khổ pháp lý hiện nay, chúng ta không thể triển khai được, trừ sau này sửa Luật Doanh nghiệp theo hướng thêm vào sau quy định “mỗi cổ phiếu có một quyền biểu quyết” một câu “trừ pháp luật về chứng khoán có quy định khác”.
Nới room, có rủi ro cho doanh nghiệp thực hiện?
Liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh chứng khoán, ông Giang lo ngại rằng, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động nghiệp vụ của công ty. “Khi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51%, chúng tôi có được cư xử như nhà đầu tư trong nước hay không? Ví dụ, có được đầu tư vào chứng khoán hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài hay không; hoạt động lưu ký thanh toán bù trừ có khác gì với các công ty chứng khoán trong nước…?”.
Những thay đổi trên nằm ngoài quy định pháp luật về chứng khoán. Cân nhắc các yếu tố đó và cả những điều mà DN chưa lường hết, DN phải thận trọng trong nới room.
“Nghị định nên có có thêm định nghĩa tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài và quy định hoạt động gì thì nhà đầu tư nước ngoài được cư xử như nhà đầu tư trong nước, hoạt động nào phải theo quy định riêng”, ông Giang kiến nghị.
Quan điểm của Ban Soạn thảo Nghị định về điểm này là tư cách nhà đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư ghi rõ là “khi đầu tư”, chứ không phải quan hệ về đất đai, thuế, tín dụng hay quan hệ về lao động. Còn Dự thảo Nghị định khu trú phạm vi điều chỉnh là đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, chứ không thể hướng dẫn đầu tư lĩnh vực khác.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn bên lề Hội thảo, ông Long chia sẻ, khi nới room thì các DN có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 51% vẫn đầu tư bình thường trong lĩnh vực chứng khoán, còn các hoạt động đầu tư ngoài chứng khoán thì phải theo Luật Đầu tư. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đã trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét Điều 23, Luật Đầu tư xem còn vướng mắc gì với tổ chức đầu tư nước ngoài trong các hoạt động đầu tư hay không để có hướng dẫn.
Tuy nhiên, ông Long cũng cho biết, đã có một số DN nới room, trong đó có công ty chứng khoán lớn như SSI, song chưa thấy có vướng mắc gì. “Không nên trầm trọng hóa các rủi ro và cơ quan quản lý cần lắng nghe và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho DN trong quá trình triển khai quy định về nới room”, ông Long chia sẻ quan điểm của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế