-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed Trần Mạnh Báo. |
1.
Một ngày cuối năm 2020, tôi nhận được tin vui, ngày 4/12/2020, Chủ tịch nước đã quyết định trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed Trần Mạnh Báo. Và cả ký ức 33 năm, từ lần gặp ông đầu tiên cho đến bao lần sau này, cứ như sóng biển dội về.
Bởi lần gặp ông đầu tiên năm 1987 ở Trại giống lúa cấp 1 Đông Cơ, Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - mảnh đất cửa biển Đông - nơi hàng trăm năm trước, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lặn lội về đây cùng muôn dân quai đê lấn biển. Và ngay từ ngày ấy, cái “chất thép” của người thương binh Trại phó Trại giống lúa cấp 1 Đông Cơ đã tạo những ấn tượng trong tôi.
Ông là học sinh giỏi được tuyển thẳng vào trường cấp III. Có điều, ghế bàn chưa ấm chỗ, ông lại bước vào quân ngũ, thành lính Sư đoàn 320 chiến đấu giải phóng Quảng Trị, đó là năm 1968 đầy ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Rồi ông lại cùng đồng đội vượt Trường Sơn chiến đấu giải phóng 6 tỉnh Campuchia và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là lá thư ông viết về nhà trước khi vào chiến trường lần 2: “Thưa bố mẹ, đêm nay con sẽ vượt vĩ tuyến 17 và con sẽ không viết thư nữa, lá thư này là lá thư cuối cùng trước khi rời miền Bắc. Nếu quỹ đạo đi của con khép kín thì con sẽ trở về. Còn quỹ đạo của con không... thì coi như con đã hiến dâng cho đất nước...”. Ông đã trở về với một thân thể nhiều thương tích, hỏng một bên mắt trái cùng 2 Huân chương chiến công.
2.
Thương binh loại 2 Trần Mạnh Báo được xét vào học một trường do Bộ Thương binh và Xã hội tổ chức. Nhưng ông đã từ chối, lý do từ bé chứng kiến bố mẹ quá vất vả để nuôi 10 người con mà ông là con đầu. 6 tuổi ông đã biết vơ cỏ lúa, 10 tuổi biết đi cày, 13 tuổi biết làm tất cả các việc nhà nông để đỡ đần bố mẹ. Ngay từ những ngày cơ cực ấy, Trần Mạnh Báo đã nuôi tâm nguyện sau này phải làm được điều gì đó cho gia đình và cho bà con nông dân. Nên ông xin vào ngành nông nghiệp tỉnh, lúc đầu làm công nhân trạm truyền giống lợn, rồi làm tạp vụ, làm thợ cày, cán bộ xây dựng... Việc nào cũng hoàn thành tốt.
Ông xin trở lại trường cấp III để hoàn thành việc học hành dang dở. Có bằng cấp III, ông tiếp tục xin thi vào đại học, nhưng đơn vị không cho đi. Ông bí mật làm hồ sơ thi và đã trúng tuyển. Trước khát khao học hành, đam mê với nghề nông, đơn vị đã nhất trí cho ông theo học Trường đại học Nông nghiệp. Ông tận dụng thời gian, mượn tài liệu học thêm các ngành bảo vệ thực vật, cơ khí nông nghiệp... với tâm niệm “mình học để về làm nghề nông, nên học càng nhiều kiến thức xoay quanh cái nghề làm ra hạt lúa củ khoai này càng tốt”.
Rồi ông tiếp tục học văn bằng 2 quản trị kinh doanh. Và ngay trong những ngày chuẩn bị sang năm mới 2022, cũng là kỷ niệm 50 năm ThaiBinh Seed, ông bật mí: “Tôi còn 3 môn thi nữa là tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh”.
Tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại ThaiBinh Seed - công trình chào mừng 50 năm thành lập ThaiBinh Seed |
3.
Năm 1987, ông Báo xuống làm Trại phó Trại Giống lúa cấp 1 Đông Cơ (Tiền Hải) trong tình trạng trại tan hoang sau một cơn bão lớn. Nhưng sự tan hoang đó cũng chưa thấm gì cái thực tế quản lý quan liêu bao cấp, kiểu “làm chủ tập thể”, mà thực chất là “cha chung không ai khóc” xích chặt nền nông nghiệp quốc doanh cùng người công nhân đến tận cùng bế tắc, đói nghèo.
Ông lặng lẽ cho một đội sản xuất, một gia đình công nhân làm thử “khoán” thì lạ lùng là ruộng lúa của cả hai đều đạt năng suất cao hơn nhiều. Từ thực tiễn nghiệt ngã cùng những tín hiệu thành công, ông tập trung xây dựng và xin thực hiện Đề án “Khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động trong sản xuất nông nghiệp quốc doanh” tại Trại giống Đông Cơ. Ông Báo không bao giờ quên giây phút tại Hội nghị cán bộ chủ chốt Công ty mà ông báo cáo đề án khoán trên. Nhiều người phản đối, thậm chí gay gắt cho rằng, Đề án “đi ngược đường lối, phá kinh tế nhà nước”.
Trước toàn Hội nghị ông đã khẳng định sự đúng đắn và quyết tâm thực hiện đến cùng: “Không khoán sản phẩm thì không còn con đường nào khác... Nếu không làm, sẽ có tội với lịch sử, với người lao động”. Cuối cùng, Hội nghị đã quyết định “cho anh Báo khoán thử” và ông cùng Trại giống Đông Cơ đã thành công rực rỡ, lật trang mới cho Công ty cũng như nền nông nghiệp quốc doanh.
4.
Ngay khi có Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3, khóa IX về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, với trọng trách Giám đốc Công ty, ông Báo đã đề nghị tỉnh cho doanh nghiệp cổ phần hóa. Song câu chuyện không hề đơn giản, bởi lẽ “đây là doanh nghiệp công ích, để Nhà nước quản vì còn lo giống cho nông dân”. Và tới lần thứ ba, bằng cam kết mạnh mẽ “Đồng hành với người nông dân” của người đứng đầu, Công ty Giống Thái Bình đã được cổ phần hóa.
Thời gian đầu sau cổ phần hóa, Công ty gặp muôn vàn khó khăn, nhưng thuyền trưởng Trần Mạnh Báo cùng tập thể Công ty đã biến khó khăn thành cơ hội bứt phá vươn ra biển lớn bằng 3 trụ cột nền tảng: Trí tuệ - Công nghệ - Quan hệ . Đây như một “cẩm nang” tạo nên những thành công.
Bắt đầu từ chính sự say mê, kiên trì, không ngừng học tập, nâng cao trình độ của người đứng đầu, ông đã cùng ThaiBinh Seed đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Mấy chục năm qua, đội ngũ cán bộ nòng cốt trí tuệ, bản lĩnh này đã cùng ông ngày đêm miệt mài nghiên cứu thành công 15 giống cây trồng được công nhận giống quốc gia, đặc biệt là 9 giống lúa thuần TBR-1, BC15, TBR36, TBR45, TBR225, Đông A1, TBR279, TBR89, Nếp A Sào cùng 4 giống lúa lai mới của ThaiBinh Seed - một tài sản vô giá của Tập đoàn cũng như của nền nông nghiệp nước nhà.
Nguồn giống quý này đã cùng ThaiBinh Seed có mặt từ Bắc vào Nam trên 70 điểm liên kết sản xuất với diện tích khoảng 8.000 ha, mỗi năm tiêu thụ cho nông dân từ 25.000 đến 30.000 tấn sản phẩm, mang lại nguồn thu cho các đơn vị liên kết nhiều tỷ đồng, góp phần vào công cuộc phát triển nền nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người nông dân.
5.
Xin lấy một đoạn trong Chương X “Nhìn lại và suy ngẫm” trong cuốn tự truyện “Đối thoại với cánh đồng” dày gần 500 trang của doanh nhân Anh hùng Trần Mạnh Báo do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2015 thay cho lời kể của ông và minh chứng thêm “chất thép” của người Anh hùng.
“Từ một người lính, trở thành một nhân viên, một cán bộ cho đến khi trở thành Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng bộ Công ty, tôi luôn có hai nguyên tắc:
Một là, tuyệt đối trung thành với Đảng, chấp hành vô điều kiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Với cương vị là Bí thư Đảng bộ, tôi đã cùng toàn thể đảng viên xây dựng Đảng bộ Công ty thành Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp ngày càng được phát huy. Đảng bộ Công ty luôn đoàn kết, đổi mới quản lý, thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ.
Hai là, luôn đặt quyền lợi của bà con nông dân, của cán bộ công nhân viên, của Công ty lên trên quyền lợi cá nhân của mình. Tôi tâm đắc một điều: TSC (nay là ThaiBinh Seed) tồn tại vì lý do gì, nếu không phải để ngày càng nâng cao đời sống của bà con nông dân trên cả nước? Và đó cũng chính là động lực, là cội nguồn làm nên sức mạnh, sức phát triển của ThaiBinh Seed”.
1. Tiên phong đổi mới cơ chế quản lý xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa trong nông nghiệp quốc doanh bằng Đề án “Khoán sản phẩm đến người lao động” (năm 1987).
2. Tiên phong tổ chức hệ thống bán lẻ giống cây trồng đến tận tay nông dân (năm 1998).
3. Tiên phong trong ngành giống cây trồng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (năm 1989).
4. Tiên phong, chủ động hội nhập quốc tế (năm 2002 là thành viên của APSA).
5. Đơn vị đi đầu và thành công nhất thực hiện chương trình “Liên kết 4 nhà” và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
6. Đơn vị đầu tiên xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu giống lúa thuần, tạo tiền đề thị trường bản quyền giống cây trồng hiện nay.
7. Đơn vị đầu tiên thành lập Viện nghiên cứu cây trồng trực thuộc doanh nghiệp trong ngành giống cây trồng Việt Nam.
8. Đơn vị đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam xây dựng Phòng Thử nghiệm quốc gia (Mã số VILAS 110) và thực hiện 3 hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9001-2015, ISO 17025 và TQM).
9. Đơn vị đầu tiên thực hiện cấp I hóa giống lúa trên toàn tỉnh Thái Bình (năm 1996) và là đơn vị đầu tiên công nghiệp hóa ngành giống cây trồng ở Việt Nam.
10.Đơn vị đầu tiên đưa ra ý tưởng và là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam (VSTA).
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"