Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chi 12,2 tỷ USD mua ô tô, rau quả, phế liệu sắt thép ...
Thế Hoàng - 03/08/2021 09:26
 
Nhóm hàng hóa trong diện cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu vẫn tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021, với trị giá 12,2 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu vọt lên 12,2 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2021.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng đạt trị giá 821 triệu USD sau 7 tháng đầu năm 2021.

Bộ Công thương cho biết, 7 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu vẫn tăng rất mạnh, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã lên tới 12,2 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nhóm hàng này, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 14,6%, trị giá 821 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 35,1%, trị giá gần 250 triệu USD, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 91,5%, trị giá 1,215 tỷ USD, linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ tăng 58,4%, trị giá gần 3,085 tỷ USD.

Phế liệu sắt thép, mặt hàng nằm trong danh sách cần hạn chế và kiểm soát nhập khẩu có mức tăng tới 126% so với cùng trị, giá 1,794 tỷ USD, đá quý và kim loại quý tăng 85,5%, trị giá 575 triệu USD, các loại chế phẩm thực phẩm đạt 622 triệu USD, tăng hơn 16%, chất thơi-mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 27,9%, trị giá 640 triệu USD...

Việc nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu vẫn tăng cao đã góp thêm vào mức tăng của thâm hụt thương mại hàng hóa trong 7 tháng với mức nhập siêu lên tới 2,7 tỷ USD (trong khi cùng năm 2020 cả nước xuất siêu 8,69 tỷ USD). Trong đó, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD. 

Ngoài ra, do xuất khẩu hàng hóa vẫn đang thuận lợi nhờ đơn hàng đã được nhiều ngành ký kết, nên nhóm hàng cần nhập khẩu cũng có tốc độ tăng cao  nhằm đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành xuất khẩu lớn. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đạt 165,36 tỷ USD, tăng 34,5%, chiếm 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhập máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,3%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 36,8%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,5%; thép các loại tăng 41,7%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 33,8%; vải các loại tăng 32,9%; bông các loại tăng 27,3%; xăng dầu các loại tăng 17,1%...

Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của hầu hết mặt hàng, nhóm hàng 7 tháng đầu năm đầu đạt mức tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên đà tăng trưởng này đang có phần chậm lại do dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như việc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine trong nước.

Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản… Vì vậy cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.

CPI trước xu hướng giá nhập khẩu tăng cao
Trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, song không thể chủ quan trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt trước xu hướng giá nhập...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư