Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Chi gần 9,5 tỷ USD để nhập khẩu vải
Hải Yến - 16/03/2015 14:18
 
Tốc độ nhập khẩu vải phục vụ sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2014 vẫn tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 12.27% so với 2013, đạt 9,428 tỷ USD.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chuyện "nỗi đau triệu đô" của doanh nghiệp Việt
Chi 15,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may
Dệt may vào top 4 ngành hút nhà đầu tư ngoại
Dệt may đón vốn FDI
Nhập khẩu vải năm 2014 xấp xỉ 9,5 tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), tốc độ nhập khẩu vải trong năm qua đã không ngừng gia tăng qua từng tháng.

Nếu tháng 1/2014, giá trị nhập khẩu vải chỉ có 581 triệu USD thì tháng 4 đã nhảy vọt lên 881 triệu USD, tháng 5 đạt 959 triệu USD.

Liên tiếp các tháng sau đó, dù giá trị nhập khẩu có nhích lên hay giảm đi nhưng đều xoay quanh mốc 750 – 920 triệu USD/tháng.

Riêng tháng 1/2015, tổng chi ngoại tệ nhập khẩu vải là 800 triệu USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Như vậy, tính chung cả năm 2014, ngành dệt may đã nhập khẩu lượng nguyên phụ liệu lên tới 15,461 tỷ USD, và vải là mặt hàng chiếm ngoại tệ nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2014 của ngành dệt may với xấp xỉ 9,5 tỷ USD.

Trong khi nhập khẩu xơ sợi các loại gần 1,6 tỷ USD, nhập khẩu bông 1,443 tỷ USD, nguyên phụ liệu các loại 3,031 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2014 đạt gần 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng dệt may là 21 tỷ USD, tăng 16,7%, xuất khẩu vải đạt 800 triệu USD, xơ sợi đạt 2,550 tỷ USD, vải không dệt đạt 456 triệu USD, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may các loại 744 triệu USD.

DN dệt may Thái tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

() Một phái đoàn gồm 9 doanh nghiệp dệt may của Thái Lan sẽ đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư dệt, nhuộm hoàn tất, may tại Việt Nam từ ngày 23 đến 26 tháng 3 năm 2015.  

Vinatex “bắt tay” Itochu thực hiện chuỗi DA nguyên phụ liệu

() Hai tập đoàn kinh tế lớn về dệt may của Việt Nam và Nhật Bản là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Itochu vừa ký biên bản thỏa thuận khung về hợp tác kinh doanh, để thực hiện đầu tư chuỗi dự án mới về dệt nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu tại Việt Nam.

Dự án nhuộm, thuộc da hẹp cửa vào Bà Rịa - Vũng Tàu

() Cùng với lĩnh vực công nghiệp xi mạ, chế biến hải sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật có phát sinh nước thải công nghiệp… da giày, dệt may được đưa vào nhóm dự án bị hạn chế thu hút đầu tư vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư