
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Báo cáo chiến lược tháng 9 Công ty Chứng khoán DSC cho rằng, dù khả năng xảy ra thấp, nhưng tồn tại rủi ro chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại.
Năm 2023, Việt Nam có rất nhiều yếu tố hỗ trợ tỷ giá. Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đạt xuất siêu 20 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt 13 tỷ USD. Nguồn tiền kiều hối cả năm (không có dữ liệu 8 tháng) ước đạt 14 tỷ USD. Tuy nhiên, dù có nguồn cung USD rất dồi dào, với chính sách tiền tệ đi ngược thế giới, tỷ giá USD/VND vẫn chịu áp lực đáng kể. Kết phiên ngày 30/8/2023, tỷ VND/USD đạt 24.100 VND/USD, tăng 3% từ đáy tháng 4 (giai đoạn Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nới lỏng tiền tệ).
Với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự phóng sẽ giữ lãi suất ở mức rất cao đến hết năm 2024, tỷ giá VND/USD chắc chắn sẽ chịu áp lực. Trong kịch bản cơ sở, DSC dự phóng VND/USD sẽ trượt giá từ từ và Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu, nếu tỷ giá tăng sốc như giai đoạn tháng 11/2022, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ một lần nữa cần phải thắt chặt tiền tệ để ổn định tỷ giá.
Với việc chính phủ (1) đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, (2) đẩy mạnh giao thương, hợp tác với các đối tác lớn như Hàn Quốc, Mỹ (tổng thống 2 nước kể trên đều sang Việt Nam trong năm 2023 để thúc đẩy đầu tư, thương mại), DSC đánh giá xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục phục hồi tốt trong nửa cuối 2023 và trong năm 2024.
Yếu tố hỗ trợ sẽ càng được ủng hộ khi tỷ giá VND/USD suy yếu nhẹ. Tuy rủi ro mất giá tiền tệ đột ngột là một rủi ro lớn, trong năm 2023, tỷ giá VND/USD có thể được nhận định là giảm khá "từ từ". Với tỷ giá chỉ giảm nhẹ, các doanh nghiệp trong nước sẽ không phải chịu áp lực từ giá đầu tăng mạnh, chính phủ sẽ không phải chịu áp lực trả nợ nước ngoài tăng mạnh. Trong khi đó, do tỷ giá suy yếu, giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ trở nên rẻ hơn, từ đó tạo thêm động lực cạnh tranh về giá, thúc đẩy tiềm lực xuất khẩu.
Với thị trường chứng khoán, áp lực cung chực chờ cùng với biến động tăng/giảm lớn, xác định đây là vùng trading chủ động tại vùng đỉnh ngắn hạn. Chiến lược giao dịch ưu tiên ở tỷ trọng phòng thủ, bảo vệ thành quả giao dịch trước đó; tìm cơ hội giải ngân khi thị trường điều chỉnh.
Kịch bản 1: Đà hưng phấn tiếp diễn (50%)
![]() |
Dòng tiền tiếp tục mua lên theo quán tính do vượt đỉnh ngắn hạn 1.145 điểm. Trong kịch bản này, DSC đặt kỳ vọng sự trở lại của nhóm ngành ngân hàng. Trước đó, thị trường đã ghi nhận tín hiệu vượt đỉnh của nhóm ngành chứng khoán, là kim chỉ nam cho tâm lý giao dịch tích cực trong giai đoạn hiện tại.
Tín hiệu bùng nổ theo đà, kèm sự xác nhận của giá trị giao dịch gia tăng. Diễn biến mở xu hướng tăng quyết liệt vượt qua đỉnh cũ, hướng tới mục tiếp tiếp theo vùng 1.280 điểm (đỉnh tháng 9/2022). Mục tiêu được nâng lên trong trường hợp Fed không nâng lãi suất điều hành trong kỳ họp cuối tháng này.
Kịch bản 2: Tìm điểm cân bằng (50%)
![]() |
Trong kịch bản 2, thị trường chịu áp lực cản tại vùng 1.245 điểm (đỉnh ngắn hạn). Với việc thị trường vượt đỉnh trong nghi ngờ (thanh khoản thấp), thì rủi ro xuất hiện những nhịp điều chỉnh ngắn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu xét trên con sóng tăng điểm từ tháng 5/2023, nhịp điều chỉnh vừa qua khá “chóng vánh” với (1) biên độ giảm chỉ 7% từ đỉnh ngắn hạn (thông thường giảm từ 10-12%); (2) thời gian tái tích lũy vỏn vẹn 1 tuần.
Với độ rộng thị trường vượt trội tại nhiều nhóm ngành cổ phiếu, DSC đánh giá thị trường đã tìm ra điểm cân bằng trong trung hạn. Do đó, nhà đầu tư có thể vận dụng chiến lược giải ngân sớm khi xuất hiện điều chỉnh quanh vùng 1200 (+/- 10 điểm).
Trong tháng 8, các cổ phiếu cơ bản đã có xu hướng tăng rất tốt. Nhiều cổ phiếu trong danh mục của DSC như PTB, DGC sau khi giảm mạnh trong phiên điều chỉnh ngày 18/8/2023 đã ngay lập tức bật tăng trở lại. Điều này phản ánh khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư đã chuyển dịch sang các cổ phiếu có cơ bản tốt. Do đó, trong tháng 9, DSC tiếp tục khuyến nghị chiến lược giao dịch đa dạng hóa danh mục, tránh rủi ro tập trung vào 1 nhóm ngành. Tập trung vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt. Nếu kịch bản rung lắc xảy ra cũng sẽ có biên an toàn nhất định.
Nhà đầu tư nên giữ một lượng tiền mặt nhất định (10-20%), sẵn sàng tham gia trung bình giá xuống khi xảy ra rung lắc. Không mua đuổi cổ phiếu.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort