Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Giao dịch sôi động, VN-Index quay đầu sau khi chạm 1.250 điểm
Thanh Thuỷ - 07/09/2023 18:47
 
Giao dịch sôi động với 1,3 tỷ đơn vị cổ phiếu chuyển nhượng trong phiên. Khối ngoại bán ròng 894 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở HPG.
VN-Index giao dịch giằng co trong phiên chiều
VN-Index giao dịch giằng co trong phiên chiều

Sau 6 phiên liên tiếp tăng điểm, qua đó trở lại vùng đỉnh giá cao nhất tháng 8/2023 quanh 1.246 điểm, VN-Index đã chịu áp lực điều chỉnh, đặc biệt khi chạm mốc 1.250 điểm. Áp lực bán gia tăng đẩy chỉ số sàn HoSE quay đầu. Giao dịch giằng co trên cả ba chỉ số trong phiên chiều

Kết phiên VN-Index giảm 2,36 điểm (-0,19%) về mức 1.243,14 điểm. HNX-Index vẫn giữ được sắc xanh, tăng 0,78 điểm (+0,31%) lên 256,14 điểm. UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,16% lên 94,71 điểm.

Bộ ba cổ phiếu vốn hoá lớn dẫn đầu đà giảm, gồm VCB (-0,97%), VHM (-0,86%), VIC (-0,75%).

Trong Dự thảo Báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ôtô sử dụng điện, năng lượng xanh, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị hỗ trợ 1.000 USD cho người mua ôtô điện. Tuy nhiên, ở góp ý mới đây, Bộ Tài chính không đồng ý với đề xuất trên do ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, Nhà nước còn phải cân đối nguồn lực để thực hiện nhiều chương trình, dự án về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý nhà đầu tư, khiến cổ phiếu Vingroup – công ty mẹ sở hữu Vinfast Auto Ltd chịu áp lực điều chỉnh.

Ngoài 3 cổ phiếu, top 10 nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index còn có nhiều cổ phiếu tăng mạnh phiên trước như HPG, VNM… Trong khi đó, top cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất gồm GAS, TCB, GVR, PNJ…

Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên bình diện chung với 420 mã tăng, 30 mã tăng trần; trong khi 357 mã giảm và chỉ 6 mã giảm sàn.

Tại các nhóm ngành lớn, có sự phân hoá khá rõ rệt. Trong nhóm cổ phiếu chứng khoán, một số vẫn tăng trần như PSI (+9,09%), VIG (+10%) hay WSS (+7,32%), FTS (+ 6,46%), EVS (+5,31%). Tuy nhiên, khá nhiều cổ phiếu điều chỉnh SHS, SSI, ORS, HCM… đều giảm trên 1% sau giai đoạn tăng mạnh mẽ của nhóm này.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa mạnh. Một số mã chứng khoán tăng giá với thanh khoản cải thiện, hỗ trợ cho thị trường chung như NVB (+4,14%), NAB (+3,70%), OCB (+2,42%), TCB (+1,56%)... Ở chiều ngược lại, anh cả VCB giảm 0,78%, TPB giảm 0,51% hay SSB giảm mạnh 1,26%.

Riêng nhóm dầu khí duy trì xu hướng tăng giá tích cực sau khi giá dầu tăng tiếp tục tăng trước thông tin cắt giảm sản lượng như PVS (+2,46%), PVD (+1,73%), GAS (+1,38%)...

Thanh khoản trên ba sàn niêm yết đạt 28.110 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn duy trì trên mức trung bình của thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, bán ròng mạnh tới 894 tỷ đồng.

Các cổ phiếu hút dòng tiền nhất trong phiên đều đóng cửa trong sắc đỏ. Cổ phiếu Vingroup cũng tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản với giá trị giao dịch đạt 990 tỷ đồng, theo sau là HPG (970 tỷ đồng), NVL (970 tỷ đồng), SSI (724 tỷ đồng), STB (684 tỷ đồng)…

HPG và SSI đồng thời cũng là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, lần lượt thu hồi về 218 tỷ đồng và 95 tỷ đồng. Cùng đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND dựa trên rổ danh mục VNDiamond cũng bị bán ròng 92 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM tiếp tục được khối ngoại mua ròng (42 tỷ đồng). Các nhà đầu tư ngoại cũng giải ngân khá vào MWG, , FTS…

VN-Index vượt 1.245 điểm, khối ngoại chi 432 tỷ đồng gom cổ phiếu VPBank
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường với 1,34 tỷ cổ phiếu được “sang tay”. HPG, VPB và GAS là ba trụ cột chính nâng đỡ VN-Index.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư