-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 được điều chỉnh có tổng mức đầu tư 5.826,23 tỷ đồng -
Long An xúc tiến đầu tư và lao động tại Nhật Bản -
Khó thu hồi 423,632 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng, Cần Thơ ra chỉ thị chấn chỉnh -
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
ưu lượng xe và doanh thu thu phí cầu Thái Hà bị sụt giảm sau khi cầu Hưng Hà thông xe. |
Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Báo cáo số 517/BC – CP vừa được Chính phủ gửi Quốc hội, các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về lĩnh vực GTVT.
Đã lên phương án xử lý từng dự án
Nhóm 3 dự án dự kiến sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước gồm: Dự án BOT cầu Ba Vì - Việt Trì (kết nối Hà Nội và TP. Việt Trì); Dự án BOT cầu Thái Hà (kết nối Hà Nam - Thái Bình); Dự án BOT hầm Đèo Cả (thay thế quyền thu phí trên cao tốc La Sơn - Túy Loan).
Cụ thể, đối với 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý đang gặp khó khăn, Báo cáo số 517 cho biết là trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ về những nguyên tắc, giải pháp tổng thể để xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý khó khăn bất cập đối với 8 dự án BOT với 2 giải pháp cơ bản gồm: Bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng và chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với 5/8 dự án; sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước đối với 3/8 dự án.
Dự kiến, tổng mức vốn nhà nước để xử lý vướng mắc tại 8 dự án BOT khoảng 10.342 tỷ đồng (giá trị cập nhật đến tháng 3/2023).
Về thẩm quyền, Báo cáo số 517 cho biết, do 8 dự án BOT trước đây được Thủ tướng Chính phủ là cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo các dự án độc lập, hơn nữa mức vốn nhà nước đề xuất để xử lý khó khăn, bất cập đối với từng dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, do vậy thẩm quyền quyết định giải pháp xử lý khó khăn, bất cập theo quy định pháp luật thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, việc xử lý khó khăn, bất cập cũng là nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 và Thông báo số 1834/TB-TTKQH ngày 28/11/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông.
Sau khi xem xét Tờ trình số 4405/TTr-BGTVT của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có văn bản số 3340/VPCP-CN ngày 11/5/2023 giao Bộ GTVT chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công an, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, cơ quan và đã có Báo cáo số 10346/BC-BGTVT ngày 15/9/2023 gửi Thủ tướng, Phó Thủ tướng về tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, ngành về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập các dự án BOT giao thông.
Ngoài các giải pháp đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, Bộ GTVT cũng đang nghiên cứu, đánh giá tổng thể những tác động đối với các dự án BOT khi đưa các tuyến cao tốc đưa vào khai thác sử dụng, làm cơ sở để xây dựng, đề xuất giải pháp phù hợp.
Kiên trì đàm phán
Chính phủ cho biết, tại Nghị quyết số 62/2022/QH15, Quốc hội giao nhiệm vụ “Trong năm 2022, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT”.
Trong gần một năm vừa qua, mặc dù Bộ GTVT đã nỗ lực triển khai thực hiện, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng giải pháp xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông; đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định (như báo cáo nêu trên), tuy nhiên chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.
Theo Báo cáo số 517, các dự án BOT triển khai chủ yếu trong giai đoạn 2012 - 2015. Đây là giai đoạn hệ thống pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn nhiều hạn chế, bất cập; trong khi khó khăn, bất cập của từng dự án có những nguyên nhân, tác động khác nhau nên quá trình thực hiện rà soát, đánh giá và làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng dự án BOT được thực hiện cẩn trọng, bảo đảm gắn liền với hoàn cảnh cụ thể của từng dự án nên kéo dài thời gian.
Bên cạnh đó, việc đàm phán với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức tín dụng kéo dài do các bên còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thể thống nhất về quan điểm, giải pháp xử lý cũng như mức độ chia sẻ của các bên khi thực hiện giải pháp xử lý.
Trong thực tế, Bộ GTVT đã nhiều lần tổ chức đàm phán (từ cấp Cục, Vụ đến Lãnh đạo Bộ chủ trì), đồng thời đã có nhiều văn bản gửi nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên đến nay, một số nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thống nhất về giải pháp xử lý, một số nhà đầu tư ban đầu đã thống nhất giải pháp bổ sung vốn nhà nước tham gia không quá 49% tổng mức đầu tư để tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng sau đó lại thay đổi quan điểm và đề nghị chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn (như nhà đầu tư dự án BOT cầu Thái Hà).
Việc xác định mức chia sẻ cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó một số nhà đầu tư sẵn sàng chia sẻ 50% tỷ suất lợi nhuận (thậm chí chia sẻ cao hơn) nhưng một số nhà đầu tư chỉ chấp thuận chia sẻ lợi nhuận nếu ngân hàng tín dụng chấp thuận chia sẻ tối đa, giảm thiểu mức lãi suất vốn vay.
Trong khi đó các ngân hàng tín dụng chỉ cam kết theo hướng là sẽ chia sẻ với nhà nước, nhà đầu tư, nhưng không đưa ra mức chia sẻ cụ thể.
“Đây là khó khăn lớn nhất, đến thời điểm hiện tại các bên vẫn chưa thể thống nhất”, Báo cáo số 517 cho biết.
Chính phủ cho biết, việc chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 62/2022/QH15 do một số nguyên nhân khách quan, không phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của Bộ GTVT.
Tại Phiên chất vấn Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có báo cáo, giải trình, làm rõ các nội dung liên quan đến trách nhiệm xây dựng giải pháp xử lý khó khăn, bất cập các dự án BOT giao thông. Chủ tịch Quốc hội đã có ý kiến kết luận: Trong năm 2023, đề xuất các giải pháp cụ thể, xử lý dứt điểm vướng mắc, bất cập đối với một số dự án BOT.
Hiện nay, Bộ GTVTđã tiếp thu, có báo cáo giải trình gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giải pháp xử lý theo đúng thẩm quyền.
“Bên cạnh đó, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để xác định cụ thể mức chia sẻ của các bên, bảo đảm nguyên tắc “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để xác định mức vốn nhà nước thanh toán khi chấp dứt hợp đồng BOT trước thời hạn”, Báo cáo số 517 nêu rõ.
-
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang -
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư -
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng -
Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024