-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo về kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động và ảnh hưởng đối với Việt Nam.
Đánh giá cao việc Bộ Tài chính sớm hoàn thành báo cáo về “Chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động đến Việt Nam”, Phó thủ tướng cho rằng, báo cáo của Bộ Tài chính mới chỉ tập trung vào nội dung sửa đổi, điều chỉnh chính sách thuế mà chưa phân tích, đánh giá thật đầy đủ, kỹ lưỡng tác động của việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhất là những tác động bất lợi đối với những đối tượng nhà đầu tư mà ta đã cam kết ưu đãi, từ đó ảnh hưởng đến tính hấp dẫn, cạnh tranh thu hút đầu tư của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Vì thế, Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của đại biểu tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện nội dung báo cáo. Báo cáo cần bao quát hết các vấn đề phát sinh để đề xuất, kiến nghị các giải pháp thật phù hợp trong thời gian tới, đồng thời báo cáo phải được bố cục chặt chẽ, rõ ràng hơn.
Theo đó, báo cáo phải tập trung nêu bật được 5 vấn đề cốt lõi.
Thứ nhất, quá trình hình thành và nội hàm thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Thứ hai, khẳng định rõ việc Việt Nam cần hay không cần, nên hay không nên tham gia.
Thứ ba, làm rõ hơn chính sách thuế của ta trong thời gian vừa qua.
Thứ tư, phân tích, đánh giá thật đầy đủ, toàn diện tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến ngân sách nhà nước; nhà đầu tư; thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Và thứ năm, là giải pháp ứng phó của Việt Nam trước tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhất là giải pháp đối với những đối tượng bị tác động cần cụ thể rõ ràng, phân tích kỹ tác động.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức tọa đàm để lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về thuế tối thiểu toàn cầu. |
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, thuế suất tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài, có ảnh hưởng, tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước liên quan (kể cả các nước “nguồn” cũng như nước tiếp nhận đầu tư), đặc biệt là những nước có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam, cần có đánh giá kỹ lưỡng tất cả các tác động, nhất là tác động bất lợi để có các giải pháp ứng xử phù hợp.
Thông tin cho biết, tháng 10/2021, 136 quốc gia đã tham gia các cuộc đàm phán do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức và đồng ý với giải pháp cải cách thuế với hai trụ cột. Trong đó, Trụ cột 2 quy định về mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%, được áp dụng đối với các công ty có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (tương đương khoảng 870 triệu USD).
Theo dự kiến, từ đầu năm 2024, một số quốc gia sẽ chính thức áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%. Trong đó, có một số đối tác đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…
Liên quan về vấn đề này, gần đây, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm đã được tổ chức. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã lấy ý kiến các nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ đòn bẩy tài chính để tác động đến xu hướng đầu tư. Các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn so với các nước trong khu vực.
Hiện nay, mức thuế suất phổ thông là 20%, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tùy theo ngành nghề, lĩnh vực, quy mô và địa bàn đầu tư sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 10%, 15% và 17%.
Ngoài ra, từ năm ngoái, Chính phủ cũng đã chính thức ban hành mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, với các mức thuế là 5%, 7% và 9%.
Cùng với ưu đãi về thuế suất, pháp luật hiện hành có quy định về việc miễn thuế, giảm 50% thuế suất trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, khi Trụ cột 2 được chính thức áp dụng, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong thu hút đầu tư.
Liên quan đến phản ứng chính sách của Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài gần đây liên tục đề xuất Việt Nam nên thực hiện nội luật hóa thuế tối thiểu toàn cầu để giành quyền thu thuế bổ sung, đồng thời nghiên cứu áp dụng thêm các biện pháp ưu đãi đầu tư, bao gồm cả ưu đãi bằng tiền, để thu hút được “đại bàng”.
-
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng