-
Tiếp nhận gần 700 vụ tổn thất, Bảo hiểm Bảo Việt ước bồi thường 950 tỷ đồng -
Kho bạc Nhà nước đã chào mua 350 triệu USD từ các ngân hàng -
Moody's nâng triển vọng của OCB lên “ổn định” -
Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay -
Không thu hồi nợ bằng mọi cách, phải làm chỗ dựa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão -
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng
Tỷ giá USD/VND trong năm nay được dự báo chỉ biến động trên dưới 2%. Ảnh: Đức Thanh |
USD tăng giá
Nếu như tuần trước, giá USD bán ra tại Vietcombank dao động ở mức 23.250 - 23.270 VND/USD, thì đến giữa tuần này, giá bán ra đã lên tới 23.350 VND/USD. So với thời điểm trước khi Fed hạ lãi suất cuối tuần qua, tỷ giá trung tâm đã được NHNN điều chỉnh tăng 20 VND/USD, trong khi đó, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại tăng 80 - 100 VND/USD. Thị trường chợ đen lâu nay bình lặng, cũng bắt đầu “lên sóng”, với mức giá bán ra (ngày 18/3) ở mức 23.550 VND/USD, cao hơn 200 VND/USD so với tỷ giá niêm yết chính thức tại ngân hàng.
Từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng 0,35%, trong khi giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại tăng 0,5%.
Sự tăng giá của USD tại Việt Nam cũng theo xu hướng đi lên của USD trên thế giới. Cụ thể, ngày 18/3, sau khi Fed tăng lãi suất, chỉ số USD (USD Index) lên tới 99,7 điểm, tăng gần 5 điểm so với tuần trước.
Về lý thuyết, Fed giảm lãi suất sẽ khiến USD giảm giá, đồng thời làm giá trị VND tăng. Vậy tại sao lần này, Fed hạ lãi suất kỷ lục, xuống 0%, USD lại đi lên và gây áp lực cho tỷ giá?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Bùi Quang Tín, giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM phân tích: “Theo lý thuyết, Fed hạ lãi suất sẽ làm USD mất giá, USD Index giảm. Song lần này, Fed giảm lãi suất, nhưng USD Index lại tăng cao. Lý do là, dù Fed giảm lãi suất, song lãi suất mà Fed áp dụng vẫn cao so với ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới, khiến USD vẫn mạnh so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. USD tăng giá đã gây áp lực đến tỷ giá trong nước”.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhà đầu tư có nhu cầu nắm giữ những đồng tiền mạnh, có tính thanh khoản cao như USD, nên đây là lý do khiến USD vẫn tăng giá, bất chấp Fed hạ lãi suất về 0%. Sự đi lên của USD sẽ ảnh hưởng nhất định đến điều hành tỷ giá.
Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng, USD tăng giá chỉ là phản ứng tức thì và sẽ sớm hạ nhiệt. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, việc Fed giảm lãi suất sẽ làm giảm độ hấp dẫn của USD, khiến USD giảm giá, từ đó làm dịu áp lực đến tỷ giá trong nước.
“Tôi cho rằng, thời gian tới, NHNN sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định. Các quyết định của Fed thời gian qua không ảnh nhiều đến tỷ giá trong nước”, ông Nghĩa nhận định.
NHNN có đủ nguồn lực để đối phó
Mặc dù thừa nhận tỷ giá trong nước đang chịu áp lực sau động thái điều chỉnh lãi suất của Fed, song TS. Bùi Quang Tín cho rằng, ngoài “rổ tiền tệ” gồm 8 loại đồng tiền chủ chốt (USD chỉ là một trong số các đồng tiền tham chiếu), thì điều hành tỷ giá của NHNN còn dựa vào các yếu tố khác như lạm phát, cán cân thanh toán tổng thể… Chính vì vậy, biến động của USD trên thế giới không phải là yếu tố duy nhất để NHNN điều chỉnh tỷ giá.
“Thời gian qua, khi USD Index tăng thì tỷ giá trung tâm cũng được NHNN điều chỉnh tăng. Đây là sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, NHNN điều hành tỷ giá dựa vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ dựa vào biến động của USD, nên xét tổng hòa các yếu tố, tôi cho rằng, NHNN vẫn còn có nhiều dư địa để điều hành và ổn định tỷ giá”, ông Bùi Quang Tín nhận định.
Chia sẻ quan điểm này, TS. Võ Trí Thành cho rằng, với nguồn lực hiện tại, NHNN có thể bơm - hút tiền đồng, mua vào - bán ra ngoại tệ một cách nhịp nhàng để đảm bảo tỷ giá không tăng quá mức. Ngoài ra, lãi suất huy động USD được áp dụng 0%/năm lâu nay cũng sẽ giúp NHNN thuận lợi hơn trong giữ ổn định tỷ giá, góp phần ổn định vĩ mô.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, diễn biến USD, vàng, chứng khoán… đang có nhiều điểm bất thường trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn khó khăn, nên giá trị đồng bạc xanh sẽ có xu hướng giảm.
“Yếu tố tâm lý có thể làm tăng áp lực tới tỷ giá, song việc Fed hạ lãi suất sẽ làm giảm sức hấp dẫn của USD thời gian tới, nên áp lực với tỷ giá USD/VND được dự báo giảm hơn so với trước đây”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng nhận định.
Hiện tại, NHNN có nguồn lực dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, cán cân thương mại 2 tháng đầu năm về cơ bản vẫn cân bằng. Các nguồn ngoại tệ khác như kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến thời điểm này vẫn khá ổn định. Chính vì vậy, việc ổn định tỷ giá thời gian tới sẽ không quá khó khăn với NHNN. Với quan điểm không dùng tỷ giá để tạo lợi thế với các đối tác thương mại, việc điều chỉnh tỷ giá lại càng được NHNN thận trọng.
Nhiều chuyên gia nhận định, tỷ giá năm nay chỉ biến động trên dưới 2% - mức biến động kém hấp dẫn nhất trong các kênh đầu tư.
Với kinh nghiệm điều hành trong điều kiện thị trường biến động những năm qua, NHNN hiện có đủ năng lực, nguồn lực, công cụ cũng như các phương án cần thiết để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; điều hành ổn định lãi suất và tỷ giá, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết, đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại tệ hoạt động thông suốt.
-
Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay -
Không thu hồi nợ bằng mọi cách, phải làm chỗ dựa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão -
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng -
Thị trường chứng khoán trước biến số từ Fed -
Rủi ro tiềm ẩn với ngành tài chính - ngân hàng trước sự phát triển của công nghệ -
Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vẫn ngại rót vốn vào trái phiếu -
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang