Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch CTCP Phong Phú lãnh án vì vẽ dự án ma ngàn tỷ
Hoàng Duy - 02/05/2014 14:13
 
Chủ tịch HĐQT và Giám đốc CTCP Phong Phú đã bị TAND TP. Hà Nội tuyên án vì hành vi lừa chạy cấp phép dự án, chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng của nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cảnh giác với quái chiêu khủng bố tinh thần, tống tiền qua điện thoại
Bắt giữ 11 nghi can người Đài Loan lừa đảo công nghệ cao nhằm vào khách Trung Quốc
Kinh doanh và đầu tư bitcoin: Dạng lừa đảo mới?
Truy tố bộ sậu VietinBank Đông Anh tiếp tay chiếm đoạt hơn 380 tỷ đồng
Huyền Như hạ gục các chiến binh lão luyện bằng những "nốt nhạc" cũ mèm
Giám đốc cặp đôi với giảng viên đi lừa đảo
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như lĩnh án chung thân

Theo hồ sơ khởi tố, CTCP Phong Phú (trụ sở 175 Thụy Khuê, Tây Hồ) được thành lập từ tháng 7/2002 với ngành nghề kinh doanh xây dựng, bất động sản, khách sạn... Ban đầu, Công ty đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ đồng với 3 cổ đông, trong đó có Nguyễn Thị Nhâm (SN 1979, trú tại Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) làm Giám đốc.

   
  Bị cáo Nhâm và Tâm (phải) tại phiên tòa.  

Nhưng chỉ 5 tháng sau, Công ty bất ngờ khai tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng sau khi có thêm một cổ đông tham gia. Cổ đông mới, Chu Thế Tâm (SN 1971, trú tại Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Tây Hồ, Hà Nội) tham gia góp 160 tỷ đồng và giữ chức Tổng giám đốc (sau này thành Chủ tịch HĐQT).

Đáng nói là, ngay từ khi thành lập, các thành viên Công ty không ai đóng góp một đồng tiền vốn nào, toàn bộ tiền vốn đều do Chu Thế Tâm quyết định. Thế nhưng đầu năm 2003, CTCP Phong Phú vẫn làm tờ trình gửi UBND tỉnh Hà Tây cũ (Chu Thế Tâm ký) xin làm chủ 4 dự án làm đường, khu du lịch, trung tâm dịch vụ tổng hợp và nhà ở... với tổng số vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.

Mặc dù không có khả năng về tài chính, nhưng Tâm vẫn xin làm chủ đầu tư nhiều dự án với mục đích khuyếch trương danh tiếng Công ty, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khác, để kêu gọi góp vốn cùng thực hiện dự án, sau đó chiếm đoạt tiền của họ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) là đối tác đầu tiên của Tâm. Tâm thông báo cho bà Loan biết về dự án khu đô thị mới Mỗ Lao với mức chi phí 70.000 USD/héc-ta, Tâm sẽ đứng ra lo liệu mọi việc cho đến khi bà Loan nhận quyết định giao đất. Khi nào hoàn tất toàn bộ dự án, Tâm mới nhận khoản thù lao bằng... 5 ngôi biệt thự.

Bà Loan đã gặp bà Nguyễn Thị Minh Huyền và Đỗ Thuý Nga công tác tại Công ty Tàu thủy Cái Lân (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) để trao đổi. Bà Huyền và bà Nga đã báo cáo Công ty để trình duyệt dự án này.

Sau đó, Loan đưa cho Chu Thế Tâm một tờ trình của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gửi UBND TP. Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ về Dự án và đưa cho Tâm 135.000 USD (tiền cá nhân bà Huyền và bà Nga).

Đến tháng 3/2003, Tâm nói với Loan có thêm dự án đô thị mới rất lớn ở An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Tâm đã chỉ đạo Nguyễn Thị Nhâm đại diện CTCP Phong Phú ký bản liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Công nghiệp và thương mại Hoàng Nguyên, Công ty Vàng bạc đá quý và Công ty đầu tư TMDV (đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam), Công ty Đầu tư và xây dựng 68, Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (chi nhánh Hà Nội) để cùng xin làm chủ đầu tư dự án. Sau khi kêu gọi được những công ty trên tham gia, Tâm lại đề nghị lãnh đạo mỗi Công ty đưa thêm 25.000 USD để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Cũng bằng cách thức trên, Tâm đã chỉ đạo Nguyễn Thị Nhâm ký liên kết với các doanh nghiệp, công ty khác để tiếp tục chiếm đoạt của những người bị hại tiền “chạy” dự án.

Khi cơ quan điều tra vào cuộc, những người bị hại và doanh nghiệp bị Tâm lừa mới biết vốn điều lệ 200 tỷ đồng của CTCP Phong Phú chỉ là vốn “ảo”. Không những thế, để chứng minh cho UBND tỉnh Hà Tây cũ về năng lực và nguồn tài chính, Tâm đã khai khống các số liệu trong BCTC. Tuy nhiên, kết quả điều tra, xác minh cho thấy, toàn bộ số liệu là do công ty này tự kê khai; số tiền mặt, vàng, Công ty kiểm toán không có ý kiến vì không được trực tiếp kiểm đếm; các khoản chi tiền mặt không có chứng từ hợp lệ mà chỉ có chứng từ chi của Công ty.

Theo kết luận của Viện KSND TP. Hà Nội, trong 2 năm từ năm 2002 - 2004, Chu Thế Tâm đã lừa đảo chiếm đoạt của nhiều cá nhân và công ty với số tiền lên đến hơn 15 tỷ đồng.

Với hành vi này, Chu Thế Tâm bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù giam, Nguyễn Thị Nhâm bị tuyên phạt 7 năm tù giam.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư