-
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng -
Nhà sáng lập cần có cả sức lực và trí lực -
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại -
Shark Phú: Thời điểm khởi đầu tốt cho các ngành đã “đứng im” thời đại dịch
Doanh nhân Phan Quốc Công, Chủ tịch HĐQT Công ty Wakamono. |
Duyên với công nghệ nano
Sau 9 năm miệt mài nghiên cứu, Wakamono đã sở hữu hơn 40 bằng phát minh, sáng chế về nano biotech, trong đó có 6 phát minh được quốc tế công nhận và đang khai thác thương mại. Wakamono cũng là công ty Việt Nam sở hữu nhiều phát minh, sáng chế nhất trong lĩnh vực này ở trong nước và khu vực ASEAN.
Lý giải về sự hình thành Wakamono, anh Phan Quốc Công chia sẻ, quá trình kinh doanh có các giai đoạn chính như làm thương mại; làm chủ quản lý sản xuất, xây nhà máy; xây dựng thương hiệu. “Các giai đoạn này, tôi cũng như hầu hết doanh nhân Việt Nam đều đã đi qua. Nhưng để thành công, doanh nhân không chỉ làm chủ thương hiệu, mà còn phải làm chủ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ gốc”. Đấy cũng chính là lý do, sau khi hoàn tất các phần việc cuối cùng liên quan đến thương hiệu X-Men, anh dồn thời gian và nguồn lực của mình để đầu tư vào công nghệ cao.
“Lúc đầu, chúng tôi rất lúng túng vì chưa định hình rõ là phải đi như thế nào?”, anh Công nhớ lại.
Quá trình tìm hiểu cho anh câu trả lời: nghiên cứu nano có 2 hướng tiếp cận.
Thứ nhất, nghiên cứu nano có nguồn gốc vô cơ là hướng mà các nước đã đi hàng chục năm trước.
Thứ hai, nghiên cứu nano từ nguồn gốc tự nhiên (biotech) là hướng đi mới và chưa có nhiều phát minh trong lĩnh vực này. Đây cũng là hướng đi của Wakanomo, hướng đến sử dụng nguyên liệu từ nguồn gốc thiên nhiên tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
Wakamono tập trung nghiên cứu ứng dụng nano trên 4 lĩnh vực chủ yếu, gồm y tế, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và nông nghiệp. “Khi đã sở hữu công nghệ, cũng giống như người đầu bếp biết cách làm bánh sao cho ra nhiều sản phẩm từ việc kết hợp các nguyên liệu với nhau, thì lớp nguyên liệu vải kháng khuẩn nano biotech ra đời cũng như thế”, anh Phan Quốc Công lý giải.
Cũng cần nói thêm, khi nói đến diệt khuẩn, mọi người thường nghĩ đến cồn. Nguyên tắc sát khuẩn của cồn là bao phủ vi khuẩn và bốc hơi nhằm ‘xé” màng tế bào vi khuẩn để diệt. Nhưng khi cồn bay hơi hết, thì không còn gì và bề mặt sẽ vẫn có thể bị nhiễm trở lại.
Trong khi đó, tính năng diệt khuẩn trên nano biotech của Wakamono có 2 cơ chế: diệt khuẩn ngay khi tiếp xúc bằng cơ chế phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn từ bên ngoài; xâm nhập qua màng tế bào, tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong.
Hạt nano giúp bảo vệ hoạt chất kháng khuẩn, tránh biến tính do môi trường, giải phóng từ từ theo thời gian hoạt động. Do vậy, khi đưa vào sử dụng và tiến hành kiểm tra, vải kháng khuẩn của Wakamono có kết quả tiêu diệt đến 99,99% (được Phòng kiểm nghiệm Canada và Việt Nam công nhận) và có thời gian duy trì bảo vệ bề mặt cao hơn.
Một công nghệ kháng khuẩn đang được sử dụng là nano bạc (AgNP). Tuy nhiên, hiệu quả kháng khuẩn của AgNP phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường. Ngoài ra, còn phải lưu ý đến độc tính tiềm tàng đối với sức khỏe của công nghệ nano bạc khi sản phẩm tiếp xúc với da.
Cuộc chiến 90 ngày đêm
Khi Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, sau khi hội ý chớp nhoáng cùng các đồng sự, Wakamono đã bắt tay điều chế chất kháng khuẩn. Quyết định này và 90 ngày sau đó là hành trình đặc biệt của Wakamono, được anh Phan Quốc Công “ví von” là “cuộc chiến 90 ngày không ngủ”, khi cả văn phòng tại TPHCM và tại Toronto (Canada) liên tục làm việc thay phiên nhau… “14h50 ngày 23/4/2020, chúng tôi cùng nhau vỡ òa vì những kiểm nghiệm cuối cùng tại Canada được công bố, đánh dấu 3 việc chính mà Wakamono đã làm thành công trong 90 ngày: sản xuất thành công dung dịch siêu kháng khuẩn thiên nhiên Gecide; hoàn thành công nghệ phủ kháng khuẩn lên vải; sản xuất thành công vải kháng khuẩn Wakamono”, anh Công nhớ lại.
Theo anh Công, trong bối cảnh nano kim loại (phổ biến là nano bạc) còn gây nhiều tranh cãi, đây là sản phẩm nano kháng khuẩn đầu tiên trên thế giới làm từ thiên nhiên.
Vải kháng khuẩn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất khẩu trang y tế và đồ bảo hộ, nên nhu cầu đang rất lớn trong đại dịch Covid-19.
“Ở Việt Nam và nhiều nước, các doanh nghiệp đang đầu tư máy móc và sản xuất khẩu trang y tế cũng như đồ bảo hộ đạt chuẩn để xuất khẩu, nhưng nguyên liệu đầu vào không đáp ứng nổi số lượng, nhiều loại không đạt chất lượng, giá thành thì cao do nhu cầu tăng đột biến. Nguyên liệu quan trọng nhất là lớp vải kháng khuẩn. Lớp vải kháng khuẩn khó đạt chuẩn nhất, trong khi không nhiều công ty trên thế giới sản xuất. Nếu tìm kiếm trên Alibaba, sẽ thấy có 4 công ty chào loại vải kháng khuẩn này trong khu vực và nếu đặt hàng thì phải năm sau mới có”, anh Công chia sẻ.
Hiện vải kháng khuẩn Việt Nam dùng để sản xuất khẩu trang, trang bị phòng hộ đều phải nhập khẩu hoặc sản xuất dưới bản quyền của nước ngoài. Việt Nam chưa có đơn vị nào nghiên cứu được công nghệ gốc để làm như vậy.
6 phát minh quan trọng nhất của Wakamono được thế giới công nhận
Nano Omega 3: Áp dụng trong thực phẩm;
Nano Resveratrol (vỏ trái nho): Áp dụng trong dược phẩm;
Nano Resveratrol: Áp dụng trong thực phẩm chức năng, sữa;
Chất bảo quản thiên nhiên: Áp dụng trong thực phẩm;
Chất kháng khuẩn tự nhiên;
Hợp chất thiên nhiên sử dụng trong hóa mỹ phẩm.
“Wakamono là đơn vị đầu tiên của Việt Nam sở hữu công nghệ này”, anh Phan Quốc Công tự hào.
Sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên liệu của Trung Quốc. Đối với riêng mặt hàng khẩu trang y tế, theo thông tin từ Bộ Công thương, 2 loại nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang y tế là vải không dệt và vải kháng khuẩn. Trong đó, với vải kháng khuẩn, Việt Nam phải nhập khẩu 70% từ Trung Quốc, 30% còn lại nhập từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu…
Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh và nhu cầu về khẩu trang, đồ bảo hộ y tế tăng cao, nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang bị “đứt gãy”, Hàn Quốc và Nhật Bản rơi vào tình trạng khan hàng, còn nhập từ châu Âu thì giá khá cao.
Theo anh Phan Quốc Công, công suất Wakamono sản xuất vải không dệt kháng khuẩn đang được duy trì ở mức 20 tấn/ngày và tăng dần lên 50 tấn/ngày. Tính đến nay, đã có 20 doanh nghiệp ký hợp đồng, bao gồm 2 ông lớn trong ngành dệt may là CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và Công ty TNHH Sài Gòn May mặc xuất khẩu... Nhiều doanh nghiệp từ Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc… cũng liên hệ tìm hiểu đặt hàng. Tuy nhiên, Wakamono đang ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn đi xa, phải đi cùng nhau
Sau thành công làm nên tên tuổi Phan Quốc Công từ sản phẩm hóa mỹ phẩm thương hiệu X-Men dành cho nam, nước rửa rau củ Vegy, đến đảm nhận vai trò Chủ tịch Công ty Saigon Food, bước chuyển hướng đầu tư vào công nghệ nano của Phan Quốc Công là sự “bẻ lái” sang đầu tư vào “thượng nguồn” - mắt xích khó nhất trong quy trình sản xuất sáng tạo - ứng dụng - phân phối). “Wakamono sẽ tập trung làm phần đầu, sáng tạo ra công nghệ, ra sản phẩm nguyên liệu và hợp tác với các doanh nghiệp khác để nhanh chóng giải quyết vấn đề xã hội trong 4 ngành chủ lực là y tế, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và nông nghiệp”, anh Công nói.
Cũng theo anh Công, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong ít nhất 16 - 18 tháng tới, cho đến khi có vaccine. Do vậy, Wakamono sẽ tập trung nghiên cứu các ứng dụng phục vụ phòng dịch, như kháng khuẩn trên quần áo. “Chúng tôi quyết tâm làm việc này vì nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Khi mở cửa trở lại, vấn đề lớn nhất là người ta cần có những sản phẩm bảo vệ như khẩu trang, tấm che mặt, quần áo bảo hộ kháng khuẩn”, anh Công lý giải.
Anh chia sẻ thêm: “Qua dịch bệnh, tôi tâm đắc nhất câu nói rằng, muốn nhanh hãy đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa phải đi cùng nhau. Nếu như trước đây, khi sáng tạo điều gì, tôi sẽ giữ để phục vụ kinh doanh như X-Men, nước rửa rau củ Vegy…, nhưng bây giờ, quan trọng nhất là phải có phản ứng nhanh nhất với thị trường, giúp giải quyết những vấn đề nóng hổi, bức xúc nhất. Wakamono sẽ tập trung sáng tạo làm sao ra công nghệ, ra sản phẩm nguyên liệu và hợp tác với các doanh nghiệp khác để nhanh chóng giải quyết vấn đề xã hội”, anh Công nói.
Do vậy, ngay khi hoàn tất sáng tạo, Wakamono đã bắt tay với các các đối tác như CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty TNHH Sài Gòn May mặc xuất khẩu và các doanh nghiệp khác của Việt Nam với mục tiêu “Sẵn sàng giúp họ sử dụng công nghệ để vững vàng chiếm lĩnh thị trường. Trong tương lai xa hơn, Wakamono sẵn sàng tiếp tục chuyển giao công nghệ cho nhiều đơn vị khác cùng làm ra vải kháng khuẩn”, Chủ tịch HĐQT Wakamono chia sẻ.
Chat với Phan Quốc Công:
Động cơ nào để anh quay lại kinh doanh và chọn công đoạn khó nhất là đầu tư vào “thượng nguồn”?
Trong tôi luôn có một tình yêu và đam mê với cuộc đời. Tôi cảm thấy mình mang ơn rất nhiều người, trực tiếp hoặc gián tiếp, kể cả những người những người một lần đi qua trong đời. Câu hỏi lớn nhất mà tôi luôn phải tìm câu trả lời là làm gì để góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn, làm thế nào để việc làm của mình có ý nghĩa. Khi đã tạo ra được việc gì có ý nghĩa và hiệu quả thì lợi ích kinh tế sẽ đến.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành tỷ phú, nhưng tôi luôn mong muốn làm một người có ảnh hưởng tốt đến nhiều người. Trong quá khứ, quyết định của tôi chỉ ảnh hưởng tối đa đến 3.000 nhân viên, nhưng với công nghệ cao và nắm được sáng tạo công nghệ nguồn, tôi có thể tác động đến cả một ngành.
Mục tiêu của anh trong ngắn hạn?
Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; nhưng muốn đi xa, phải đi cùng nhau. Tôi đang nỗ lực với công nghệ cao để giúp các ngành hàng đưa công nghệ và thương hiệu Việt đi xa nhất có thể.
Nguyên tắc tâm đắc nhất làm nên Phan Quốc Công version 2.0 là gì?
Tôi luôn trung thành với chiến lược “lấy tốc độ thắng quy mô, lấy sáng tạo thắng kinh nghiệm”. Lấy tốc độ, dùng bộ máy nhỏ gọn để tốc độ nhanh thắng quy mô của các tập đoàn lớn.
Sáng tạo mới giúp chúng ta cạnh tranh và vươn lên.
-
Đỗ Đức Mười, nhà sáng lập Transform Studio: Mở ra thị trường mới nhờ đam mê siêu anh hùng -
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại -
Shark Phú: Thời điểm khởi đầu tốt cho các ngành đã “đứng im” thời đại dịch -
Hai bước chuẩn bị để tuyển dụng đúng người tài -
Doanh nhân Phạm Huy Cận, Nhà sáng lập Công ty TNHH Thiết kế và Dịch vụ DMC: Tự làm mới chính mình -
Cân nhắc kỹ khi chọn người vào hội đồng quản trị
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up