-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Nhận thức của doanh nghiệp là quan trọng hàng đầu
Tại Hội thảo Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” diễn ra tại Khách sạn Sheraton Hà Nội do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS tổ chức, Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Tú Anh nói rằng, chuyển đổi xanh phải bắt nguồn đầu tiên từ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân.
Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Tú Anh. |
Theo một nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát 1.183 hộ gia đình tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai và Vĩnh Phúc của tác giả Phan Đức Nam thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, 84,7% nông dân Việt Nam thể hiện thái độ rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, trong đó trên 95% người dân cho rằng, bảo vệ môi trường để cuộc sống tốt hơn, sức khỏe cộng đồng tốt hơn và môi trường sống lành mạnh hơn.
Mặc dù vậy, mức độ hiểu biết về quy định môi trường của doanh nghiệp Việt Nam đang rất hạn chế. Khảo sát doanh nghiệp của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, mặc dù ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, song mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định môi trường còn thấp.
Chỉ có 31,8% doanh nghiệp tư nhân trong nước cho biết họ hiểu rõ các quy định môi trường, dù đến 68% doanh nghiệp cho biết đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu.
Những con số trên đây cho thấy, hầu hết ai cũng cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề môi trường, nhận thức được ảnh hưởng của biến đối khí hậu đối với hoạt sản xuất, kinh doanh và đời sống của mình.
Tuy nhiên, để thực sự chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường thì còn khá thấp. Để cải thiện vấn đề này, cần thúc đẩy nhận thức và thực hiện các chuẩn mực ESG trong cộng đồng doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Quan điểm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận đã trở nên quá đơn giản và lạc hậu. Kinh tế học dựa trên quan điểm này đã không giải thích được tại sao các tỷ phú lại dành phần lớn các lợi nhuận của mình cho các dự án cộng đồng.
Tại sao các ông chủ có tài sản hàng tỷ đô la Mỹ không tận hưởng cuộc sống xa hoa, mà vẫn phải lao tâm khổ tứ với những dự án lớn đầy rủi ro để có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu người. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp phải là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng, chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận thô kệch.
Tìm kiếm lợi nhuận dựa trên tổn hại lợi ích của người khác, của thế hệ khác - đó không phải là lợi nhuận chân chính. Do đó, các chuẩn mực ESG chính là thang đo về giá trị chân chính của một doanh nghiệp.
Thực hiện ESG, theo ông Nguyễn Tú Anh, không chỉ làm cho doanh nghiệp cảm thấy những thành công của mình thực sự có ý nghĩa hơn, lớn hơn và bao trùm hơn, mà còn giúp cho doanh nghiệp dễ thành công hơn trong bối cảnh mà nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường của cộng đồng ngày càng cao.
Trong một báo cáo ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới “Tương lai tiêu dùng trong những thị trường tăng trưởng nhanh: ASEAN” được công bố vào tháng 6/2020 cho thấy, 80% người tiêu dùng ở ASEAN quan tâm đến tính bền vững và đã thay đổi thói quen sống để trở nên thân thiện hơn với môi trường (Moore, 2022).
Số liệu mới nhất từ báo cáo Edelman Trust Barometer (2022) cho thấy cách doanh nghiệp đối xử nhân viên, nhà cung cấp đã và đang ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Theo đó, 1/3 người tiêu dùng đã ngừng sử dụng một nhãn hiệu mà họ nhận thấy không hành xử thích hợp trước khủng hoảng; 71% nói rằng nếu họ cảm nhận một nhãn hiệu đặt lợi nhuận lên trên con người thì sẽ không bao giờ tin nhãn hiệu đó nữa. Khi được hỏi về tầm quan trọng của ESG đối với tiếp cận đầu tư trong năm 2022, 26% nhà đầu tư toàn cầu cho biết, ESG là “trọng tâm” trong cách tiếp cận đầu tư của họ.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của áp dụng chuẩn mực ESG trong môi trường hội nhập toàn cầu như tăng thị phần, giảm chi phí, giảm áp lực về pháp lý, tối ưu hóa đầu tư và nắm giữ tài sản…
Những kết quả nghiên cứu này mặc dù có thể chưa đầy đủ nhưng nó cũng phản ánh một xu hướng khó thể đảo ngược trong hoạt sản xuất kinh doanh ngày nay đó là sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm không chỉ với cộng đồng, với nhân viên với xã hội mà cả với các thế hệ tương lai.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng ESG không chỉ phù hợp với văn hóa và triết lý Á Đông, mà còn là hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng, môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều bất định, ứng dụng ESG hoặc ít nhất là thấm nhuần tư tưởng của bộ tiêu chí ESG trong điều hành doanh nghiệp sẽ là một hướng tiếp cận quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Cần có một chương trình toàn diện nâng cao năng lực cho doanh nghiệp
Tại Hội thảo, ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, có những thách thức và rào cản khác nhau trong việc thúc đẩy thực hành ESG tại Việt Nam, bao gồm thiếu kiến thức, nguồn nhân lực và quy định của Nhà nước.
Theo đó, 80% doanh nghiệp đã đưa ra cam kết về ESG hoặc có kế hoạch thực hiện trong 2-4 năm tới, nhưng trong số đó 71% trong số đó cho thấy sự thiếu hiểu biết về các dữ liệu được yêu cầu, 76% thiếu cơ cấu quản lý rõ ràng và 70% không có báo cáo ESG hoặc rất hạn chế.
Nguy cơ khai khống về các thành tựu ESG hoặc “Tẩy xanh” (greenwashing). Do vậy, cần có một chương trình toàn diện bao gồm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hỗ trợ họ tiếp cận với các nhà đầu tư ESG và tác động, xây dựng khung pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính, và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện ESG theo đúng cách, tập trung vào tính khoa học và tác động thực tế.
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam |
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ESG, theo ông Patrick Haverman, cần nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn. Theo dõi và giảm phát thải cacbon trong chuỗi cung ứng thanh long và tôm tại Việt Nam.
Hỗ trợ các chiến lược và chính sách quan trọng về môi trường, bao gồm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Luật Bảo vệ Môi trường và các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật.
Ngoài ra, cần xây dựng hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam (SIB), nâng cao năng lực để tăng cường sức chống chịu và hiệu quả của các SIB, các tổ chức trung quan, các cơ quan nhà nước.
Xây dựng công cụ về đo lường và quản lý tác động dành cho doanh nghiệp (thiết kế riêng cho SIB tại Việt Nam), các nhà đầu tư, trái phiếu. Củng cố kiến thức và kinh nghiệm tích hợp GBA+, DEI trong đào tạo và triển khai cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ xây dựng Chương trình hành động Quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Nâng cao năng lực về Thực hành có trách nhiệm và Rà soát trách nhiệm quyền con người (HRDD) dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản và chuỗi cung ứng của họ. Đồng thời tập huấn về chống tham những và ESG dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đối với chuỗi cung ứng của Vương quốc Anh.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025