-
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Nam Việt lên kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 2.666,68 tỷ đồng -
Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội
Một bước vào top 3 vốn điều lệ, dồn tiền đầu tư trái phiếu
Quý II/2022 là quý đầu tiên Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS - tiền thân là Chứng khoán ASC) - "gương mặt" mới của nhóm các công ty chứng khoán chính thức xuất hiện, sau khi được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép đổi tên hôm 27/5. Từ đầu năm, VPBank đã hoàn tất thương vụ chi 352 tỷ đồng mua 97,4% vốn Chứng khoán ASC. VPBank tiếp tục đầu tư hàng nghìn tỷ đồng góp thêm vốn, qua đó nâng vốn điều lệ ASC từ 268,8 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng. Chỉ sau một lần tăng vốn, công ty chứng khoán này đã lọt top 3 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường, đứng sau hai ông lớn SSI và VNDirect.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, đến cuối quý II, công ty có 217 nhân viên, gấp 3,3 lần thời điểm đầu năm. Tổng tài sản của VPBankS đạt 9.485 tỷ đồng, tăng “sốc” từ mức 280 tỷ đồng hồi đầu năm.
Dù chỉ mới hoàn tất tăng vốn vào tháng 4/2022, VPBankS đã nhanh chóng phân bổ nguồn vốn đầu tư vừa được góp vào. Lượng tiền và tương đương tiền đến cuối quý II chỉ còn xấp xỉ 756 tỷ đồng. Công ty dành gần 5.570 tỷ đồng (59% tài sản) để đầu tư vào các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ. Danh mục trên gồm 249 tỷ đồng trái phiếu niêm yết và 5.321 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và hoàn toàn không có cổ phiếu.
Theo cập nhật mới nhất vào giữa tháng 5, Hội đồng quản trị của VPBankS đã phê duyệt phương án kinh doanh trái phiếu với tổng giá trị hạn mức đầu tư 6.200 tỷ đồng, tương đương khoảng 65% quy mô tài sản của công ty. Danh mục kinh doanh trái phiếu được phê duyệt liệt kê cụ thể 40 tổ chức phát hành, gồm cả trái phiếu của các tổ chức niêm yết như Novaland, MBBank, An Gia, Phát Đạt và phần nhiều hơn là tổ chức chưa niêm yết.
Cùng đó, VPBanks đã cấp cho khách hàng khoản vay ký quỹ tới 2.987 tỷ đồn, chiếm 31,5% tổng tài sản. Chỉ riêng ba nhóm tài sản trên (tiền, các khoản đầu tư trái phiếu và cho vay khách hàng) đã chiếm 98% giá trị tài sản của công ty chứng khonas.
Nghiệp vụ môi giới kinh doanh lỗ, “nồi cơm” chính từ mảng kinh doanh trái phiếu
Sau khi mở rộng quy mô vốn điều lệ gấp 33 lần, VPBankS ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng vọt so với cùng kỳ. Danh mục trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng mang về nguồn thu lớn cho công ty. Doanh thu hoạt động quý II đạt 138 tỷ đồng, trong đó lãi từ quan đến các tài sản tài chính (80 tỷ đồng), lãi từ cho vay (38 tỷ đồng) và doanh thu nghiệp vụ môi giới (12 tỷ đồng).
Tuy vậy, khá nhiều trong phần doanh thu trên tại thời điểm báo cáo là các khoản dự thu hay phải thu mà chưa thực sự có dòng tiền về. Phải thu và dự thu tiền lãi các tài sản tài chính đến cuối quý II xấp xỉ 119,4 tỷ đồng, trong đó dự thu lãi cho vay ký quỹ là 29 tỷ đồng.
Mảng nghiệp vụ môi giới mang dòng tiền về tức thời cho công ty. Tuy nhiên, đây cũng là mảng nghiệp vụ mà VPBankS đang phải chi vượt thu (chi cho nghiệp vụ môi giới 18 tỷ đồng, gấp rưỡi số thu về). Kinh doanh dưới giá vốn là dễ hiểu đối với một tân binh mới bước chân tham gia mảng kinh doanh nhiều cạnh tranh này.
Doanh thu môi giới và cho vay khách hàng thường biến động cùng chiều với nhau. So với cùng kỳ, hai nguồn thu trên đều tăng trưởng nhanh nhưng mức tăng mảng cho vay ấn tượng hơn nhiều.
Trong quý II, giá trị khối lượng giao dịch do VPBankS thực hiện cho bản thân công ty chứng khoán và cho các khách hàng lần lượt là 15.757 tỷ đồng và19.625 tỷ đồng. So sánh với Chứng khoán Bảo Việt – một công ty chứng khoán có quy mô cho vay margin gần bằng VPBankS, giá trị giao dịch thực hiện trong kỳ của chính BVSC chỉ là 1.561 tỷ đồng nhưng của các khách hàng lên tới hơn 60.555 tỷ đồng, gấp 3 lần giá trị giao dịch do VPBanks thực hiện. Trong trường hợp các khoản cho vay ký quỹ hay ứng trước tiền bán đều nhằm để thực hiện các giao dịch cổ phiếu, tốc độ tăng nhanh của mảng cho vay có thể do tỷ lệ sử dụng đòn bẩy của khách hàng VPBankS cao hơn nhiều.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, công ty lãi ròng 69 tỷ đồng, vượt xa mức 4,1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại (892 triệu đơn vị), thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu ở quý đầu tiên chính thức ra mắt vẫn còn rất khiêm tốn. Sau nửa đầu năm, VPBankS báo lãi 74 tỷ đồng, mới hoàn thành 11,7% so với kế hoạch 632 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đề ra. Nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ rất thách thức trong nửa cuối năm 2022.
-
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Công trình đường sắt thoái 23,2% vốn tại Đá Hoàng Mai -
Pharmedic tiếp tục hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển, trả cổ tức tỷ lệ 109% -
Saigonres ghi nhận lãi trong quý III/2024 tăng 127,7%, lên 42,51 tỷ đồng -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Đón cổ đông lớn Gelex, Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội -
B.C.H muốn huy động 449,5 tỷ đồng để trả nợ vay ngân hàng và nhà cung cấp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024