
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bộ GTVT vừa công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương; Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh; Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT về việc cung cấp hồ sơ dự án đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của Dự án cho UBND tỉnh Bình Dương và phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bình Dương trong quá trình triển khai Dự án.
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, kết quả nghiên cứu của Dự án.
Được biết, tại Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 4/4/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Bình Dương và ý kiến của Bộ GTVT, tỉnh Bình Phước, TP.HCM, trong đó có việc Giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP, tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên.
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho thấy, tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến: đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu (Km8+600, tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn phân kỳ, Dự án sẽ đầu tư 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (Tp HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay), trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Nếu được thông qua, Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới