-
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra -
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tuần đầy tích cực khi ngưỡng tâm lý 900 điểm chính thức bị phá vỡ trong ngày thứ 6 (18/9). Chỉ số VN-Index tăng gần 7 điểm (+0,78%) lên mức 907,94 điểm.
HNX-Index cũng vươn lên mốc 130,58 điểm (+1,07%). Ngành bất động sản và bán lẻ là hai ngành tăng mạnh nhất, góp những cái tên kéo chỉ số tăng mạnh nhất. Trong đó cổ phiếu VIC của Vingroup giúp VN-Index tăng tới 1,93 điểm. Tiếp sau là VNM (+1,85); MWG (+0,51). Sắc xanh chiếm thế áp đảo trên HoSE với 220 mã tăng, 61 mã tham chiếu và 184 mã giảm.
Thanh khoản thị trường tăng khá, trong đó xét riêng giá trị khớp lệnh của VN-Index tăng hơn 20% so với cuối tuần trước với giá trị giao dịch gần 6.300 tỷ đồng. Điểm nhấn đáng chú ý là khối ngoại đã quay lại mua ròng 100 tỷ đồng trên sàn HoSE sau 6 phiên bán liên tục. Trong đó, giá trị mua ròng cổ phiếu PLX là 100,4 tỷ đồng, VNM (60,4 tỷ đồng) và VRE (59,4 tỷ đồng). Tại sàn UPCoM khối ngoại mua ròng 11 tỷ đồng. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng trên sàn HNX nhưng giá trị bán ròng đã thu hẹp, chỉ 3,14 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng từng là động lực chính kéo VN-Index vượt 900 điểm phiên thứ 6 vừa qua. Tuy nhiên, ở phiên hôm nay đa phần chỉ nhích nhẹ. Riêng hai ngân hàng cổ phần vốn Nhà nước là BIDV và VietinBank giảm lần lượt 0,49% và 0,19%. SHB là cổ phiếu nhà băng tăng giá mạnh nhất (+3,45%). Sau khi rơi về mức 10.000 đồng /cp hồi cuối tháng 7, giá cổ phiếu SHB hiện đã tăng gấp rưỡi, đóng cửa phiên hôm nay là 15.000 đồng/cp. Khối lượng giao dịch cũng tăng khá, đạt gần 6,37 triệu cổ phiếu.
Thông tin tích cực cuối tuần trước khi Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cho biết đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết, giúp kỳ vọng về ngày chuyển sàn của cổ phiếu này đến gần hơn. Cùng SHB, LienVietPostBank và VIB cũng đã có động thái nộp hồ sơ tương tự trước đó.
Ngoài ra, SHB cũng được kỳ vọng sẽ ghi nhận được khoản lãi đột biến nếu chuyển nhượng thành công phần vốn góp tại công ty tài chính SHB Finance. Kế hoạch thoái vốn này đã được lãnh đạo ngân hàng công bố trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Mốc thời gian dự kiến được công bố khi đó là năm 2020 này. Nửa đầu năm vừa qua, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 1.660 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ. Các nguồn thu nhập, đặc biệt là thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao gấp 4 lần cùng kỳ đã kéo lại phần thu nhập tăng thêm trên.
-
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ -
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư