(CTCK BIDV – BSC)
Mã chứng khoán: STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn
- Chỉ báo MACD: xu hướng hội tụ cắt đường tín hiệu từ dưới lên
- Chỉ báo OBV: tăng
Nhận định: STB đang trong xu hướng tăng giá dài hạn.
Chỉ báo MACD có xu hướng bật tăng trở lại và hội tụ cắt đường tín hiệu từ dưới lên, cho thấy tín hiệu mua.
Chỉ báo OBV đang tăng trở lại và ổn định ở mức cao, xác nhận xu hướng tăng giá.
Khuyến nghị: Mức giá mua: 15.200-16.100. Giá mục tiêu 18.000. Cắt lỗ: 13.700 đồng/cổ phiếu.
2. Cập nhật ngành ngân hàng: Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh, các Ngân hàng TMCP tư nhân sẽ thống trị trong vài năm tới
Với những bằng chứng xuất hiện trong cho thấy câu chuyện đảo chiều của ngành ngân hàng, NĐT tập trung vào các tăng trưởng thu nhập ngoài lãi và những nguồn thu nhập ngoài lãi khác trong tương lai.
Quan sát các số liệu và quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nhận thấy các rủi ro trong hệ thống dần giảm bớt.
Lợi nhuận kế toán tăng mạnh 41% trong số các ngân hàng chúng tôi đang theo dõi trong năm 2017.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những quan điểm cải thiện của ngành được đến từ việc các ngân hàng đã dần đạt được các chỉ số về chất lượng tài sản của chúng tôi và hiểu được cách thức tăng trưởng tín dụng đã cải thiện tính theo thời gian.
Việc giảm sở hữu chéo đã được thực hiện và trong các ngân hành chúng tôi theo dõi, các ngân hàng nhìn chung dần tự tin hơn trong việc giữ cán cân dự phòng thấp hơn.
Các ngân hàng TMCP Nhà nước tiến vào mảng ngân hàng bán lẻ để cải thiện NIM khoản 5 điểm cơ bản, NIM của các ngân hàng TMCP tư nhâm đi ngang trong năm 2018.
Thu nhập ngoài lãi từ một khoản mục nhỏ trở thành yếu tố dẫn dắt chính cho lợi nhuận của ngân hàng.
Từ mức chỉ chiếm 12% tổng thu nhập HĐKD (TOI) lên 18% TOI trong vòng 2 năm (danh mục các ngân hàng chúng tôi theo dõi) và tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 2 năm tại ACB tăng 213% khiến các NĐT chú ý.
Một vài ngân hàng, như ACB, lựa chọn chưa gia tăng thu nhập ngoài lãi với hợp đồng bancassurance độc quyền (ít nhất là ở thời điểm hiện tại) trong khi VPB cho rằng mảng này sẽ giúp gia tăng thu nhập ngoài lãi.
Chúng tôi ghi nhận Việt Nam đang ở giai đoạn mà chúng tôi cho rằng là giai đoạn 1 của tăng trưởng thu nhập ngoài lại khi cho vay bán lẻ là điều kiện cần để ghi nhận tăng trưởng thu nhập ngoài lãi mạnh mẽ.
Các ngân hàng TMCP Nhà nước giúp đẩy mạnh cho vay bán lẻ.
Các công ty tài chính tiêu dùng (TCTD) cho vay không có TSĐB thường được đi kèm với tăng trưởng cho vay có nhiều rủi ro, nhưng trong năm 2017, Các ngân hàng TMCP Nhà nước đã vượt các công ty này tính theo tăng trưởng hàng năm.
Dù vậy, các ngân hàng TMCP Nhà nước vẫn đang vẫn đang nỗ lực bắt kịp danh mục khoản vay và chúng tôi cho rằng tăng trưởng thu nhập ngoài lãi sẽ cần vài năm để chín muồi.
Tương lai là các Ngân hàng Giao dịch.
Các ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực giao dịch vẫn ghi nhận tỷ lệ khoản 5% trong phần trăm TOI so với các ngân hàng mạnh về khoản này như Standard Chartered, đạt 23% trong 2017.
Diễn biến này diễn ra tại Việt Nam vốn đang có thiên hướng xuất khẩu. Ngân hàng Giao dịch yêu cầu ngân hàng có nền tảng vững chắc như bán buôn, SME, và thị trường, cũng như bán lẻ.
Nghị định 42 là một tín hiệu cho thấy sẽ trao quyền xử lý TSĐB cho các ngân hàng.
Chúng tôi cho rằng các vấn đề được giải quyết với Nghị định 42 với các vấn đề liện quan đến chi phí tín dụng tại Việt Nam là không cần thiết.
Chúng tôi đánh giá cáo các mã ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong thu nhập ngoài lãi, nhưng đối với các ngân hàng niêm yết, vẫn cho có ứng cử viên nào trong lĩnh vực Ngân hàng Giao dịch.
Các khuyến nghị các ngân hàng của chúng tôi có khả năng thay đổi nhẹ trong tương lai.
Chúng tôi đánh giá cao ACB và vẫn đánh giá tích cực về VPB, dù trong tương lai ngân hàng này sẽ được phân tích riêng biệt ở lĩnh vực ngân hàng và FE Credit.
Chúng tôi cho rằng CTG sẽ giao dịch với P/E cao hơn với BID. Chúng tôi sẽ nâng khuyến nghị VCB của chúng tôi PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG.
Chúng tôi cho rằng MBB vào thời điểm hiện tại thiếu các yếu tố tương tự như ACB và VPB.