-
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng -
Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu -
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều -
Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đang được nhiều nhà đầu tư đặt lên bàn cân. Ảnh: Đ.T |
Nếu với doanh nghiệp, cuộc chiến chính là sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ từ nước ngoài, thì với nhà nhà đầu tư, cuộc chiến lại chính là sự cân nhắc vô cùng khó khăn giữa lòng tham và nỗi sợ hãi. Bởi lẽ, trong cuộc chiến khốc liệt này, những doanh nghiệp khỏe mạnh đứng trước cơ hội bật lên một tầm vóc mới trong một sân chơi đang rộng mở, nhưng nguy cơ bị đè bẹp cũng hoàn toàn hiện hữu. Điều khó khăn với nhà đầu tư là việc trả lời được đâu là những doanh nghiệp tiềm năng đủ sức vươn lên?
Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinBankSc) cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là cơ hội, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp nào cũng nắm bắt được.
Do đó, để thăm dò đâu là những doanh nghiệp đủ sức “vượt dốc” thì nhà đầu tư cần phân tích đầy đủ ưu thế, nhược điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như của từng doanh nghiệp cụ thể. Một số tiêu chí đáng quan tâm khi “cân đo” một doanh nghiệp khỏe mạnh là kênh phân phối, thị phần, năng lực sản xuất, thương hiệu, khả năng nắm bắt lợi thế từ các hiệp định thương mại…
Với những cơ sở trên, một số tên tuổi trên sàn niêm yết được đặt lên bàn cân là DQC (Bóng đèn Điện Quang), RAL (Bóng đèn Phích nước Rạng Đông), SAH (Sơn Hà Sài Gòn), GDT (Kỹ nghệ gỗ Đức Thành)…
Trong ngành thiết bị chiếu sáng, cả Điện Quang và Rạng Đông đều là những tên tuổi khá quen thuộc, nhưng thách thức cạnh tranh của các thương hiệu này đang nằm ở tất cả các phân khúc. Trên phân khúc hàng bình dân giá rẻ, các công ty này đang chịu áp lực rất lớn từ hàng giá rẻ Trung Quốc. Còn trong phân khúc sản phẩm cao cấp, các thương hiệu này phải đối đầu với các đại gia sừng sỏ hàng đầu thế giới như Panasonic, Phillips, Osram…
Được biết, tỷ lệ nợ/tổng tài sản của Điện Quang tính đến hết quý III/2015 là 0,41 lần, nằm trong phạm vi an toàn. Giai đoạn 2011 - 2014, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Điện Quang đạt 25,9% và 82,5%. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu 2015, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này lại giảm tương ứng 36% và 27% so với cùng kỳ năm 2014.
Người anh em cùng ngành là Rạng Đông duy trì kinh doanh tốt hơn, khi đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2015, tăng 7%; lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 49 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, một đại diện của ngành gỗ gia dụng là Gỗ Đức Thành đang được giới phân tích đặt kỳ vọng về tăng trưởng trong mảng xuất khẩu, bởi doanh nghiệp này hiện có tới 80% doanh thu từ thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp này hiện có 2 nhà máy tại TP.HCM và Bình Dương, với tổng công suất 10.000 – 12.000 m3 gỗ xẻ/năm, tương đương 5.500 - 6.700 m3 gỗ thành phẩm/năm.
Trong số các doanh nghiệp được đặt lên bàn cân thì đại diện sản phẩm inox là Sơn Hà Sài Gòn có vẻ được giới chuyên môn quan tâm hơn cả. Các chỉ tiêu tài chính của Sơn Hà Sài Gòn đang có chiều hướng khá thuận lợi, với mức tăng trưởng doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 đạt 23% và tăng trưởng lợi nhuận đạt tới 150%.
Theo ông Lê Hoàng Hà, Tổng giám đốc Sơn Hà Sài Gòn, doanh nghiệp này đang đứng trước cơ hội tốt, bởi ngoài thế mạnh riêng là công ty đi đầu trong các sản phẩm hàng thép không gỉ, thì các sản phẩm gia dụng làm bằng thép không gỉ đang có nhu cầu tăng cao, với mức tăng trưởng hàng năm ở mức 2 con số. Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, bởi sản phẩm đồ gia dụng bằng thép không gỉ là sản phẩm dễ bị thay thế.
Nhìn nhận bao quát thị trường, ông Vũ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, trong số 11 nhóm ngành theo phân ngành của Bộ Công thương thì các sản phẩm hàng gia dụng đang đứng thứ tư về tốc độ tăng trưởng. Hiện nay, quy mô thị trường trong nước của mặt hàng này là 12,5 - 13 tỷ USD/năm. Trong 11 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng gia dụng đạt 14,9%, cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng 9,4% của sức tiêu dùng chung.
-
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều -
Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A -
Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn” -
Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024 -
Chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co phiên 27/11, điểm sáng FPT
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024