-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Dòng tiền mạnh chưa có tiền lệ, VN-Index thẳng tiến vượt 1.300 điểm
Đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên giao dịch, VN-Index xác lập kỷ lục mới tại 1.308,58 điểm, tăng 10,6 điểm, tương đương mức tăng 0,81%. Chỉ số VN30-Index tăng mạnh hơn (13,53 điểm) lên 1.444,01 điểm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực chính giúp thị trường đi lên đỉnh cao mới. Tuy nhiên, dòng tiền cũng lan tỏa mạnh mẽ ở cả các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Số lượng mã tăng vẫn áp đảo mã giảm. Riêng trên HoSE, có 180 mã tăng/145 mã giảm, trong đó ở rổ VN30 có 18 mã tăng, 8 mã giảm và 4 mã giữ tham chiếu.
VN-Index tăng dần từ phiên sáng và dễ dàng vượt xa mốc 1.300 điểm |
Cổ phiếu Vietcombank (VCB) kéo thị trường tăng điểm nhiều nhất khi ngân hàng đứng đầu về quy mô vốn hóa đã tăng 2,46% so với phiên liền trước. Ngoài VCB, ngành ngân hàng còn góp thêm 5 trong nhóm 10 cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của thị trường, gồm MBB, SBB, BID, TCB và TPB.
CTG là điểm sáng của ngành ngân hàng ngày đầu tuần nhưng đã điều chỉnh nhẹ, giảm 100 đồng tại thời điểm đóng cửa dù phần lớn thời gian giao dịch trong phiên vẫn giữ được sắc xanh. Tân binh trên sàn của ngành ngân hàng là SeABank (SSB) là cổ phiếu duy nhất tăng kịch biên độ trong phiên, lên 34.850 đồng/cổ phiếu. Xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 5 đã giúp cổ phiếu này tăng 72% kể từ khi niêm yết vào ngày 24/3.
Chuỗi tăng điểm của chỉ số này đã sang phiên thứ 5 đưa VN-Index bứt phá qua vùng 1.260 điểm. VN-Index từng tốn không ít lần kiểm thử để vượt qua các mốc 1.200 điểm và 1.260 điểm. Nhưng với mốc 1.300 điểm, chỉ số này đang dễ dàng vượt qua.
Bộ ba ông lớn ngân hàng dẫn dắt đà tăng
Nhìn lại 5 phiên giao dịch gần đây, bộ ba cổ phiếu ngân hàng có vốn Nhà nước đã đóng góp tích cực nhất trong đợt tăng lần này của thị trường. Trong đó, cổ phiếu của BID đã tăng gần 14,2% lên 46.700 đồng/cổ phiếu, mang về hơn 6,4 điểm tăng cho thị trường. VCB và CTG đều tăng khoảng 6%.
Thông tin tích cực về việc Chính phủ phê duyệt phương án bổ sung 6.977 tỷ đồng vốn nhà nước tại VietinBank thông qua hình thức nhận cổ tức từ nguồn vốn từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ theo quy định của năm 2017 - 2018 bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Quyết định trên được đưa ra sau hơn nửa năm kể từ ngày ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Nút thắt lớn về tăng vốn của VietinBank đã được gỡ sau nhiều năm, cũng đồng thời mở đường cho các đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tiếp theo của hai ngân hàng thương mại vốn Nhà nước gồm Vietcombank và BIDV.
TCB và MBB cũng có giai đoạn tăng giá ấn tượng thời gian qua. Ngoài ngành ngân hàng, cổ phiếu VHM cũng bật tăng, đặc biệt từ sau khi doanh nghiệp địa ốc này công bố kế hoạch kinh doanh và chi trả cổ tức chuẩn bị cho cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới.
Các doanh nghiệp sản xuất gồm Hòa Phát, Masan và Vinamilk cũng góp trong top 10 trụ cột đẩy VN-Index tăng điểm 5 ngày qua. Không riêng ông lớn Hòa Phát, nhóm cổ phiếu thép cũng đã ghi nhận sự hồi phục. Giá cổ phiếu nhóm này đã có sự điều chỉnh trước đó khi giá thép thế giới gần nửa tháng nay quay đầu giảm sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tăng cường quản lý hàng hóa nhằm kiềm chế giá hàng hóa tăng vọt.
Với cổ phiếu MSN, thông tin tích cực liên quan đến The CrownX, công ty con trong tiêu dùng bán lẻ thành lập dựa trên việc sáp nhập Masan Consumer Holdings (MCH) và VinCommerce (đơn vị sở hữu chuỗi Vinmart) đã hướng dòng tiền nhà đầu tư vào cổ phiếu này. Bên cạnh thương nhóm nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Alibaba đầu tư 400 triệu USD sở hữu 5,5% vốn của The CrownX, gần đây, công ty này còn tuyên bố chi 15 triệu USD để mua 20% vốn của chuỗi trà sữa Phúc Long, với dự định triển khai mô hình ki-ốt Phúc Long trong cửa hàng VinMart+.
Còn với cổ phiếu VNM, cổ phiếu này đã tăng giá sau lần thứ hai rơi xuống mốc 87.000 đồng/cổ phiếu. Đà phục hồi này tạm dừng khi cổ phiếu điều chỉnh, đóng cửa giảm 700 đồng. Dù đã hồi phục khá tích cực, Vinamilk hiện đã bị đẩy ra khỏi vị trí top 5 vốn hóa sau sự vươn lên mạnh mẽ của cổ phiếu CTG. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL của Novaland ghim chân thị trường nhiều nhất 5 phiên qua nhưng cũng đã có sự hồi phục trong phiên 25/5.
Theo đánh giá của chứng khoán MB, với đà tăng từ đầu tuần, việc thị trường vượt đỉnh 1.300 điểm trong phiên hôm nay đã rất thuyết phục. “Thị trường đang có nhiều yếu tố thuận lợi để tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới khi tâm lý hứng khởi, dòng tiền mạnh chưa có tiền lệ, thị trường thế giới ủng hộ,…”. MBS cũng cho rằng trong ngắn hạn đường về mốc 1.350 điểm đang trở nên rộng mở.
Khối ngoại thu hẹp đà bán
Ngoài sự bứt phá của VN-Index, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đồng thời ghi nhận giao dịch tích cực trên sàn HNX và UPCoM. HNX-Index tăng 1,26 điểm, cũng tiếp tục xô đổ các kỷ lục cũ và đóng cửa ở mức 301,59 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
Dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã chảy mạnh vào thị trường những ngày qua, “cân” lại áp lực bán ròng của khối ngoại. Đến phiên 25/5, giá trị bán ròng của khối ngoại giảm về gần 83,4 tỷ đồng trên ba sàn, thu hẹp đáng kể so với tuần trước đây. HPG là cổ phiếu duy nhất bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên 100 tỷ đồng, nhưng vẫn không thể kéo giá cổ phiếu đi xuống. HPG thậm chí còn xác lập kỷ lục giá mới 67.400 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 3,1%.
Thanh khoản thị trường phiên 25/5 giảm so với đầu tuần nhưng vẫn là một trong những phiên có giá trị giao dịch rất cao, xấp xỉ 25.080 tỷ đồng.
Dù đã giảm gần 11% về giá trị giao dịch khớp lệnh, khá bất ngờ khi tình trạng nghẽn lệnh vẫn tiếp diễn trên sàn HoSE trong khoảng thời gian gần sát phiên ATC. Hế thống giao dịch đã trở nên quá tải và là vấn đề nóng từ những tháng cuối năm 2020. Trong chia sẻ mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI cho rằng thị trường chứng khoán năm nay thậm chí còn tốt hơn năm 2020 nhưng câu chuyện từ nay đến cuối năm vẫn là giữ cho hệ thống thông suốt. Theo ông, hệ thống là điều cần cải thiện bơi tình trạng méo mó có thể trực tiếp gây ra sự nghi ngại cho nhà đầu tư.
-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025