-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Thiếu sự dẫn dắt của cổ phiếu vua, VN-Index vẫn tăng khá
Tại phiên 14/6, phần lớn thời gian, VN-Index giao dịch trong sắc xanh. Lực cầu lớn đã đổ vào thị trường khi chỉ số này giảm sâu vào lúc 10h30. VN-Index có thời điểm tăng vọt lên 1.372,7 điểm, chỉ còn cách vài điểm so với mức đỉnh cũ xác lập hôm 7/6 và đóng cửa ở mức 1.367,36 điểm, tăng 5,64 điểm so với hôm qua. Đây đã là phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp của chỉ số sàn HoSE.
UPCoM-Index nhích nhẹ 0,05%. Trong khi đó, HNX-Index giao dịch giằng co hơn và không giữ được sắc xanh đến cuối phiên.
VN-Index vẫn giữ được sắc xanh dù nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa hồi phục. |
Cổ phiếu ngân hàng - nhóm tập trung các tổ chức có vốn hóa niêm yết hàng đầu trên sàn thường đóng vai trò dẫn dắt đà tăng /giảm của chỉ số. Tuy nhiên, cả hai phiên gần đây, diễn biến của dòng cổ phiếu này lại đi ngược xu hướng chung.
Giá cổ phiếu VPB bất ngờ giảm 5,5% (mức giảm sâu nhất từ giữa tháng 1/2021), về còn 67.000 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, cổ phiếu này vẫn tăng gấp đôi kể từ đầu năm và tăng 21,8% kể từ ngày 28/4 – thời điểm công bố thông tin liên quan đến thỏa thuận về thương vụ mua lại 49% vốn FECredit từ VPBank của Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF).
Không riêng VPB, sắc xanh xuất hiện hiếm hoi trong nhóm ngân hàng. Trong khi VPB là cổ phiếu kéo VN-Index giảm nhiều nhất, trên sàn HNX, ngôi quán quân này đã về tay SHB khi cổ phiếu này giảm hơn 4,1%. Cổ phiếu của SeABank (-3,95%), LPB (-5,54%) hay CTG, TCB, STB trên sàn HoSE hay BAB, NAB trên sàn HNX, UPCoM… đều là những cổ phiếu nằm trong top 10 tác động tiêu cực đến chỉ số chung.
Ở chiều ngược lại, VN-Index vẫn tăng điểm nhờ hàng loạt các trụ cột khác nâng đỡ. Ba cổ phiếu nhà họ Vin đều năm trong nhóm dẫn đầu, kéo thị trường tăng. Trong đó, cổ phiếu VHM tăng 2,46% đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của chỉ số. GVR và ACB đồng loạt hút dòng tiền, tăng giá mạnh và nằm trong top 5 kéo VN-Index tăng điểm. Đây cũng là hai ứng viên tiềm năng cho kỳ đảo danh mục sắp tới của rổ chỉ số VN-30 theo tính toán của Chứng khoán Yuanta.
Một số cổ phiếu trên sàn HNX cũng tăng mạnh nhưng không đủ để “lật ngược thế cờ”. Cổ phiếu của Idico tăng 9,75% và kéo chỉ số chung tăng nhiều nhất, bên cạnh nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán, bảo hiểm cũng tăng giá mạnh hôm nay.
Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu IDC đẩy thanh khoản lên gần 32.600 tỷ đồng
Ngoài việc khớp lệnh và đóng cửa tại mức giá tăng kịch biên độ, có tới 67,875 triệu cổ phiếu IDC còn vừa sang tên đổi chủ trong phiên. Trước đó, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco đăng ký bán toàn bộ 67,5 triệu cổ phiếu IDC, tương ứng 22,5% vốn điều lệ. Với giao dịch khối lượng khủng hôm nay, khả năng cao Bitexco đã thực hiện xong giao dịch. Giá thỏa thuận phổ biến ở mức 32.500 đồng/cổ phiếu, cách mức giá kịch sàn chỉ 100 đồng và thấp hơn giá đóng cửa khớp lệnh tới 17%.
Chưa kể, giá đóng cửa phiên hôm qua khá bất thường khi IDC giao dịch phần lớn trong sắc xanh ở cả phiên ATO và phiên khớp lệnh liên tục lại bất ngờ giảm tới 10% chỉ sau phiên ATC. So với mức giá đỉnh 48.000 đồng/cổ phiếu, IDC đã giảm tới 1/3.
Giá trị giao dịch thỏa thuận hơn 2.200 tỷ đồng đã nâng thanh khoản của Idico lẫn toàn sàn. Tổng giá trị giao dịch phiên hôm nay đạt gần 32.600 tỷ đồng, nhỉnh hơn hôm qua. Tình trạng nghẽn lệnh sàn HoSE có dấu hiệu trở lại tại thời điểm gần hết phiên giao dịch khớp lệnh liên tục. Khối ngoại trở lại mua ròng dù vẫn khá khiêm tốn với hơn 98 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, ba cổ phiếu VIC, VHM và VRE được mua tổng cộng 258 tỷ đồng. PLX cũng được giải ngân thêm gần 97 tỷ đồng.
VPB tiếp tục đứng đầu về giá trị giao dịch trên ba sàn (2.578 tỷ đồng) và cũng là cổ phiếu ngân hàng bị khối ngoại chốt lời nhiều nhất (96,4 tỷ đồng). Nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng hút sự chú ý của các nhà đầu tư với thanh khoản lớn như MBB, STB hay ACB.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả